Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12859:2020

MÁY ĐÀO HẦM – YÊU CẦU AN TOÀN

Tunnelling machinery- Safety requirement

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn loại C như quy định trong TCVN 7383 (ISO 12100).

Các máy có liên quan và các mối nguy hiểm, các tình huống nguy hiểm, các trường hợp nguy hiểm được quy định trong phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.

Mục đích sử dụng máy được thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người sử dụng có tính đến đặc tính của nền đất được xác định bởi người sử dụng.

Khi các điều khoản của tiêu chuẩn loại C này khác với các điều khoản trong các tiêu chuẩn loại A hoặc B thì các điều khoản của tiêu chuẩn loại C phải được ưu tiên hơn các điều khoản của các tiêu chuẩn khác. Máy phải được thiết kế và chế tạo theo các điều khoản của tiêu chuẩn loại C này.

Lời nói đầu

TCVN 12859:2020 được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo EN 16191:2014.

TCVN 12859:2020 do Trường Đại học Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

MÁY ĐÀO HẦM – YÊU CẦU AN TOÀN

Tunnelling machinery- Safety requirement

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các máy đào hầm được định nghĩa trong Điều 3 dùng để xây dựng các đường hầm, giếng và các công tác đào khác dưới lòng đất.

Tiêu chuẩn này đề cập đến tất cả các mối nguy hiểm, các tình huống nguy hiểm và các trường hợp nguy hiểm xuất hiện trên các máy này khi chúng được sử dụng đúng mục đích thiết kế và cả khi sử dụng sai mục đích thiết kế nhưng hợp lý mà nhà sản xuất có thể dự đoán trước được (xem Điều 4).

Tiêu chuẩn này cũng đề cập đến việc kiểm soát môi trường khí nguy hiểm trong phạm vi của máy đảo hầm.

Rung tay-cánh tay và rung toàn thân người không được coi là mối nguy hiểm ở máy đào hầm.

Các bộ phận và ứng dụng dưới đây không được đề cập trong tiêu chuẩn này:

- Các yêu cầu bổ sung khi máy đào hầm được sử dụng dưới điều kiện áp suất cao;

- Các yêu cầu bổ sung khi máy đào hầm được sử dụng trong môi trường khí dễ phát nổ;

CHÚ THÍCH: Khi sử dụng trong môi trường khí dễ phát nổ xem hướng dẫn trong EN 1710:2005/A1:2008.

- Dụng cụ phụ trợ và thiết bị phụ trợ không phải là bộ phận tích hợp của máy đào hầm nhưng được sử dụng trên máy hoặc cùng với máy;

- Các cung ứng kỹ thuật phục vụ cho máy đào hầm (ví dụ: nguồn điện, nước, đường ống, khí nén...);

- Thiết bị chất tải và vận chuyển không phải là một bộ phận tích hợp của máy đào hầm (ví dụ: xe vận chuyển người, đầu máy, xe chở vữa, xe chờ các tấm vỏ hầm, xe chờ đất đào và thiết bị nâng trong giếng;

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho máy đào cắt từng phần, máy đào hầm liên tục và máy khoan kiểu va đập.

2  Tài liệu viện dẫn1

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố, áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả bổ sung và sửa đổi (nếu có).

TCVN 4255:2008 (EN 60529:2001), Cấp bảo vệ bằng vỏ bao che (mã IP)

TCVN 6719:2008 (ISO 13850:2008), An toàn máy - Dừng khẩn cấp - Nguyên tắc thiết kế

TCVN 7384-1 (ISO 13849-1:2008), An toàn máy - Các bộ phận liên quan đến an toàn máy của hệ thống điều khiển - Phần 1: Nguyên tắc chung cho thiết kế

TCVN 7387-1:2004 (ISO 14122-1:2001), An toàn máy - Phương tiện thông dụng để tiếp cận máy - Phần 1: Lựa chọn phương tiện cố định để tiếp cận giữa hai mức

TCVN 7387-2:2004 (ISO

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12859:2020 về Máy đào hầm - Yêu cầu an toàn

  • Số hiệu: TCVN12859:2020
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2020
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản