Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9324:2012

MÁY LÀM ĐẤT - MÁY ĐÀO THỦY LỰC - PHƯƠNG PHÁP ĐO LỰC ĐÀO

Earth-moving machinery - Hydraulic excavators - Methods of measuring tool forces

Lời nói đầu

TCVN 9324:2012 được soát xét từ TCXD 256:2001 theo ISO 6015:2006 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9324:2012 do Trường Đại học Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

MÁY LÀM ĐẤT - MÁY ĐÀO THỦY LỰC - PHƯƠNG PHÁP ĐO LỰC ĐÀO

Earth-moving machinery - Hydraulic excavators - Methods of measuring tool forces

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định lực đào của máy đào thủy lực cùng các trạng thái giới hạn của máy.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các máy đào thủy lực bánh lốp và bánh xích, có hoặc không có chân chống.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi.

ISO 6165:1987, Earth-moving machinery - Basic types - Vocabulary.

ISO 6015:2006, Earth-moving machinery - Hydraulic excavators and backhoe loaders - Methods of determining tool forces.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Lực đào (Tool force)

Lực đào của máy đào gầu nghịch hoặc thuận là lực tác động lên gầu, được quy ước đặt tại mép cắt của gầu khi xi lanh quay gầu hoặc xi lanh quay tay cần làm việc một cách độc lập. Phương của lực đào cần đo là phương tiếp tuyến với quỹ đạo chuyển động của mép cắt của gầu.

Đối với gầu mà mép cắt có dạng cong hoặc nhọn, lực đào được đo tại điểm giữa của chiều rộng gầu.

3.2. Lực đóng gầu ngoạm 2 má gầu (Grab/clamshell closing force)

Lực có trị số lớn nhất, phát sinh tại mép cắt của các má gầu hoặc tại các đỉnh răng khi đóng gầu.

3.3. Khối ợng (Operating mass)

Khối lượng làm việc của máy.

3.4. Áp suất thủy lực (Hydraulic pressure)

3.4.1. Áp suất làm việc của mạch thủy lực (Hydraulic circuit working pressure)

Áp suất danh nghĩa do máy bơm tạo ra trong một mạch thủy lực cụ thể.

3.4.2. Áp suất khống chế ca mạch thủy lực (Hydraulic circuit holding pressure)

Áp suất tĩnh lớn nhất trong một mạch thủy lực cụ thể, được khống chế bằng một van hạn áp, không cho phép áp suất vượt quá 10 % áp suất danh nghĩa.

3.5. Các trạng thái giới hạn (Limit conditions)

3.5.1. Trạng thái giới hạn của mạch thủy lực (Hydraulic limiting condition)

Thời điểm khi các lực tác động lên gầu hoặc lực nâng bị khống chế bởi áp suất làm việc hoặc áp suất khống chế của mạch thủy lực.

3.5.2. Trạng thái giới hạn về công suất của động cơ (Engine power limit condition)

Thời điểm khi các lực tác động lên gầu bị khống chế do động cơ hết khả năng tải.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9324:2012 về Máy làm đất - Máy đào thủy lực - Phương pháp đo lực đào

  • Số hiệu: TCVN9324:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản