Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7383-2 : 2004

ISO 12100-2 : 2003

AN TOÀN MÁY - KHÁI NIỆM CƠ BẢN, NGUYÊN TẮC CHUNG CHO THIẾT KẾ - PHẦN 2: NGUYÊN TẮC KỸ THUẬT

Safety of machinery - Basic concepts, general principles for design - Part 2: Technical principles

Lời nói đầu

TCVN 7383-2 : 2004 hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn ISO 12100-2:2003.

TCVN 7383-2 : 2004 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/SC 1 Những vấn đề chung về cơ khí biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường và Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

AN TOÀN MÁY - KHÁI NIỆM CƠ BẢN, NGUYÊN TẮC CHUNG CHO THIẾT KẾ - PHẦN 2: NGUYÊN TẮC KỸ THUẬT

Safety of machinery - Basic concepts, general principles for design - Part 2: Technical principles

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tắc kỹ thuật giúp cho người thiết kế đạt được an toàn trong thiết kế máy.

Tiêu chuẩn này được sử dụng cùng với TCVN 7383-1:2004 khi tìm giải pháp cho một vấn đề riêng. Hai tiêu chuẩn này có thể được sử dụng độc lập đối với các tài liệu khác hoặc là cơ sở cho việc chuẩn bị các tiêu chuẩn loại A, hoặc loại B hoặc loại C khác.

Tiêu chuẩn này không làm tổn hại đến các vật nuôi trong nhà, của cải hoặc môi trường.

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 7383-1:2004 (ISO 12100-1 : 2003), An toàn máy - Khái niệm cơ bản, nguyên tắc chung cho thiết kế - Phần 1: Thuật ngữ cơ bản, phương pháp luận.

IEC 60204-1 : 1998, Safety of machinery - Electrical equipment machines - Part 1: General requirements (An toàn máy - Thiết bị máy điện - Phần 1: Yêu cầu chung).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa được giới thiệu trong TCVN 7383-1:2004.

4. Biện pháp thiết kế an toàn vốn có

4.1. Yêu cầu chung

Biện pháp thiết kế an toàn vốn có là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình giảm rủi ro vì các biện pháp bảo vệ gắn liền với các đặc tính của máy có khả năng giữ được hiệu quả bảo vệ an toàn trong khi kinh nghiệm cho thấy rằng ngay cả việc bảo vệ bằng thiết bị bảo vệ được thiết kế tốt cũng có thể bị hư hỏng hoặc bị vi phạm và thông tin cho sử dụng cũng có thể không được tuân theo.

Biện pháp thiết kế an toàn vốn có tránh được các mối nguy hiểm hoặc giảm rủi ro bằng việc lựa chọn thích hợp các đặc trưng kết cấu của máy và/hoặc sự tác động giữa con người và máy.

CHÚ THÍCH: Điều 5 giới thiệu sự bảo vệ bằng che chắn và các biện pháp bảo vệ bổ sung để đạt được mục tiêu giảm rủi ro khi biện pháp thiết kế an toàn vốn có là không đủ [xem phương pháp 3 bước trong TCVN 7383-1:2004 điều 5].

4.2. Xem xét các yếu tố hình học và các khía cạnh vật lý

4.2.1. Các yếu tố hình học

Các yếu tố hình học có thể là, ví dụ:

- thiết kế hình dạng của máy để tăng tối đa tầm nhìn trực tiếp các khu vực làm việc và các vùng nguy hiểm từ vị trí điều khiển, ví dụ, giảm các điểm mù và lựa chọn, định vị các phương tiện nhìn gián tiếp khi cần thiết (ví dụ như gương) để tính đến đặc tính thị giác của con người, đặc biệt là khi vận hành an toàn yêu cầu người vận hành phải thực hiện việc điều khiển trực tiếp thường xuyên, ví dụ:

- khu vực dịch chuyển và làm việc của các máy di động;

- vùng chuyển động của tải được nâng hạ ho

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7383-2:2004 (ISO 12100-2 : 2003) về An toàn máy - Khái niệm cơ bản, nguyên tắc chung cho thiết kế - Phần 2: Nguyên tắc kỹ thuật

  • Số hiệu: TCVN7383-2:2004
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2004
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản