Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
AN TOÀN MÁY - NGĂN CHẶN KHỞI ĐỘNG BẤT NGỜ
Safety of machinery - Prevention of unexpected start- up
Lời nói đầu
TCVN 7300 : 2003 hoàn toàn tương đương ISO 14118 : 2000.
TCVN 7300 : 2003 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/SC 1 Vấn đề chung về cơ khí biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
AN TOÀN MÁY - NGĂN CHẶN KHỞI ĐỘNG BẤT NGỜ
Safety of machinery - Prevention of unexpected start- up
Tiêu chuẩn này quy định các phương thức thiết kế nhằm ngăn chặn khởi động máy bất ngờ (xem 3.2) để đảm bảo sự an toàn của con người trong vùng nguy hiểm (xem phụ lục A).
Tiêu chuẩn này áp dụng cho khởi động bất ngờ từ tất cả các nguồn năng lượng, bao gồm:
- nguồn cung cấp, ví dụ nguồn điện, thuỷ lực, khí nén;
- năng lượng dự trữ, ví dụ trọng lực, lò xo nén;
- tác động bên ngoài, ví dụ do gió;
ISO/TR 12100-1:1992 Safety of machinery - Basic concepts, general principles for design - Part 1: Basic terminology, methodology (An toàn máy - Khái niệm cơ bản, nguyên lý chung trong thiết kế - Phần 1: Thuật ngữ cơ bản, phương pháp luận).
ISO/TR 12100-2:1992 Safety of machinery - Basic concepts, general principles for design - Part 2: Technical principles and specifications (An toàn máy - Khái niệm cơ bản, nguyên lý chung trong thiết kế - Phần 2: Nguyên lý và đặc tính kỹ thuật).
TCVN 7301:2003 (ISO 14121:1999) An toàn máy - Nguyên lý đánh giá rủi ro.
IEC 60204-1:1992 Safety of machinery - Electrical equypment of industrial machines - Part 1: General requyrements (An toàn máy - Thiết bị điện của máy - Phần 1: Yêu cầu chung).
EN 1070 Safety of machinery - Terminology (An toàn máy - Thuật ngữ).
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa cho trong EN 1070 và các định nghĩa sau:
3.1. Khởi động / khởi động máy (start-up / machine start-up): Sự thay đổi từ trạng thái nghỉ sang trạng thái chuyển động của máy hoặc một trong các bộ phận của máy.
CHÚ THÍCH - Định nghĩa này bao gồm cả các bộ phận không phải là bộ phận chuyển động, ví dụ công tắc bật tia la de.
3.2. Khởi động bất ngờ (không mong muốn) (unexpected [unintended] start-up): Bất kỳ khởi động nào gây ra bởi:
- lệnh khởi động gây ra do sai hỏng hệ thống điều khiển hoặc do tác động bên ngoài lên hệ thống điều khiển;
- lệnh điều khiển do sự làm việc không phù hợp ở bộ phận điều khiển khởi động hoặc các bộ phận khác của máy, ví dụ một cảm biến hoặc phần tử điều khiển nguồn;
- khôi phục lại nguồn cung cấp sau khi ngắt điện;
- các tác động bên ngoài/ bên trong (trọng lực, gió, tự đánh lửa trong động cơ đốt trong, v.v) trên các bộ phận của máy.
CHÚ THÍCH - Khởi động bằng thao tác thông thường của máy tự động không được coi là khởi động không mong muốn nhưng có thể coi là khởi động bất ngờ theo quan niệm của người thao tác. Sự ngăn chặn các tai nạn trong trường hợp này liên quan đến việc sử dụng các biện pháp che chắn an toàn (xem điều 4, ISO/TR 12100-2:1992).
3.3. Sự cách ly và
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7384-1:2010 (ISO 13849-1:2006/Cor 1:2009) về An toàn máy - Các bộ phận liên quan đến an toàn của hệ thống điều khiển - Phần 1: Nguyên tắc chung về thiết kế
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7387-4:2011 (ISO 14122-4:2004) về An toàn máy – Phương tiện thông dụng để tiếp cận máy – Phần 4: Thang cố định
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9058:2011 (ISO 14119:1998, sửa đổi 1:2007) về An toàn máy – Cơ cấu khóa liên động kết hợp với bộ phận che chắn – Nguyên tắc thiết kế và lựa chọn
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Quyết định 35/2003/QĐ-BKHCN ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa Học và Công Nghệ ban hành
- 3Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7384-1:2010 (ISO 13849-1:2006/Cor 1:2009) về An toàn máy - Các bộ phận liên quan đến an toàn của hệ thống điều khiển - Phần 1: Nguyên tắc chung về thiết kế
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7387-4:2011 (ISO 14122-4:2004) về An toàn máy – Phương tiện thông dụng để tiếp cận máy – Phần 4: Thang cố định
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9058:2011 (ISO 14119:1998, sửa đổi 1:2007) về An toàn máy – Cơ cấu khóa liên động kết hợp với bộ phận che chắn – Nguyên tắc thiết kế và lựa chọn
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7300:2003 (ISO 14118 : 2000) về An toàn máy - Ngăn chặn khởi động bất ngờ
- Số hiệu: TCVN7300:2003
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2003
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra