Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7383 -1: 2004

ISO 12100-1 : 2003

AN TOÀN MÁY – KHÁI NIỆM CƠ BẢN, NGUYÊN TẮC CHUNG CHO THIẾT KẾ - PHẦN 1: THUẬT NGỮ CƠ BẢN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Safety of machinery – Basic concepts, general principles for design - Part 1: Basic terminology, methodology

Lời nói đầu

TCVN 7383-1:2004 hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn ISO 12100-1:2003

TCVN 7383-1:2004 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/SC 1 Những vấn đề chung về cơ khí biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 Từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

AN TOÀN MÁY – KHÁI NIỆM CƠ BẢN, NGUYÊN TẮC CHUNG CHO THIẾT KẾ - PHẦN 1: THUẬT NGỮ CƠ BẢN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Safety of machinery – Basic concepts, general principles for design - Part 1: Basic terminology, methodology

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và phương pháp luận cơ bản được sử dụng để đạt được an toàn máy. Các nội dung nêu ra trong tiêu chuẩn này được dùng cho người thiết kế.

Tiêu chuẩn này không làm tổn hại đến các vật nuôi trong nhà, của cải hoặc môi trường.

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 7383-2:2004 (ISO 12100-2:2003) An toàn máy – Khái niệm cơ bản, nguyên tắc chung cho thiết kế - Phần 2: Nguyên tắc kỹ thuật.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này và TCVN 7383-2:2004 sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Máy (Machinery, machine)

Cụm các chi tiết hoặc bộ phận có liên kết với nhau trong đó ít nhất có một chi tiết hoặc một bộ phận chuyển động cùng với các cơ cấu được dẫn động, điều khiển và mạch điện thích hợp, được nối ghép với nhau theo các ứng dụng riêng, đặc biệt là cho gia công, xử lý, dịch chuyển hoặc bao gói vật liệu.

Thuật ngữ “máy” (machinery, machine) cũng bao hàm cụm các máy để thực hiện cùng một công việc, được bố trí và điều khiển sao cho các máy hoạt động như một thể thống nhất.

CHÚ THÍCH: Phụ lục A giới thiệu sơ đồ chung của một máy.

3.2. Độ tin cậy (của máy) (Reliability)

Khả năng của máy, bộ phận máy hoặc thiết bị thực hiện chức năng yêu cầu ở các điều kiện đã định và trong khoảng thời gian đã định mà không có hư hỏng.

3.3. Khả năng bảo dưỡng (của máy) (Maintainability)

Khả năng của máy được bảo dưỡng ở trạng thái để có thể hoàn thành được chức năng của nó trong điều kiện sử dụng máy đúng hoặc được phục hồi ở trạng thái trong đó công việc bảo dưỡng được thực hiện theo qui trình kỹ thuật quy định và sử dụng các biện pháp kỹ thuật quy định.

3.4. Khả năng sử dụng (của máy) (Usability)

Khả năng của máy có thể được sử dụng dễ dàng nhờ các tính chất hoặc đặc tính tạo ra sự thông hiểu dễ dàng các chức năng vận hành của máy.

3.5. Sự tổn hại (Harm)

Sự gây ra thương tích cho cơ thể hoặc có hại cho sức khỏe.

3.6. Mối nguy hiểm (Hazard)

Nguồn tiềm tàng các tổn hại

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ “mối nguy hiểm” có thể bổ ngữ cho tính từ biểu thị, nguồn gốc của mối nguy hiểm (ví dụ, mối nguy hiểm về cơ khí, mối nguy hiểm về điện) hoặc bản chất của sự tổn hại (ví dụ, mối nguy hiểm về chập điện, mối nguy hiểm về cắt gọt, mối nguy hiểm về chất độc hại, mối nguy hiểm về cháy).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7383-1:2004 (ISO 12100-1 : 2003) về An toàn máy - Khái niệm cơ bản, nguyên tắc chung cho thiết kế - Phần 1: Thuật ngữ cơ bản, phương pháp luận

  • Số hiệu: TCVN7383-1:2004
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2004
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản