Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12255:2018

ISO 18602:2013

BAO BÌ VÀ MÔI TRƯỜNG - TỐI ƯU HÓA HỆ THỐNG BAO BÌ

Packaging and the environment- Optimization of the packaging system

Lời nói đầu

TCVN 12255:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 18602:2013.

TCVN 12255:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 122 Bao bì biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Bao bì đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các ngành công nghiệp, lĩnh vực và chuỗi cung ứng. Bao bì phù hợp là rất cần thiết để ngăn ngừa sự thất thoát hàng hóa và giảm tác động đến môi trường. Sử dụng bao bì hiệu quả góp phần tích cực để đạt được một xã hội bền vững, nhờ (ví dụ):

a) Đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng trong bảo vệ hàng hóa, an toàn, bốc xếp và thông tin;

b) Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên và hạn chế tác động đến môi trường;

c) Tiết kiệm chi phí trong phân phối và buôn bán hàng hóa.

Đánh giá bao bì về mặt môi trường có thể bao gồm hệ thống sản xuất và phân phối, sự lãng phí vật liệu bao bì và hàng hóa, hệ thống thu gom có liên quan, cũng như hoạt động thu hồi hoặc thải bỏ. Bộ tiêu chuẩn về Bao bì và môi trường và các báo cáo bổ sung đưa ra các trình tự thực hiện để đạt được mục đích:

d) giảm tác động đến môi trường;

e) hỗ trợ sự đổi mới sản phẩm, bao bì và chuỗi cung ứng;

f) tránh những hạn chế quá mức đối với việc sử dụng bao bì;

g) ngăn ngừa các rào cản và hạn chế trong thương mại.

Bao bì được thiết kế để cung cấp một số chức năng cho người sử dụng và nhà sản xuất như: chứa đựng, bảo vệ, thông tin, tiện lợi, đơn vị hóa, bốc xếp, phân phối hoặc trình bày hàng hóa. Vai trò chính của bao bì là ngăn ngừa hư hại hoặc thất thoát hàng hóa. [xem TCVN 12254 (ISO 18601) Phụ lục A đưa ra danh mục các chức năng của bao bì].

TCVN 12254 (ISO 18601) định rõ mối tương quan trong phạm vi của bộ tiêu chuẩn về tác động môi trường của bao bì trong suốt vòng đời của chúng (xem Hình 1). Các tiêu chuẩn này sẽ giúp xác định cách thức lựa chọn bao bì tối ưu và cần thay đổi bao bì để đảm bảo tái sử dụng hoặc thu hồi sau khi sử dụng.

Việc chứng minh sự đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này có thể được thực hiện bởi bên thứ nhất (nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp), bên thứ hai (người sử dụng hoặc người mua), hoặc bởi sự hỗ trợ của bên thứ ba (cơ quan độc lập).

Những đòi hỏi công khai về thuộc tính môi trường của bao bì có thể được giải quyết theo các phương pháp khác nhau. Một vài phương pháp trong số đó là các khía cạnh kỹ thuật về việc tái sử dụng hoặc thu hồi, các phương pháp khác có liên quan đến sự tiếp cận của dân cư đối với hệ thống tái sử dụng hoặc hệ thống thu hồi hoặc lượng bao bì có trên thị trường để thu hồi. Bộ tiêu chuẩn này đề cập đến các khía cạnh kỹ thuật của bao bì nhưng không đề cập đến các yêu cầu trong TCVN ISO 14021 (ISO 14021), hỗ trợ công bố hoặc ghi nhãn.

Hình 1 - Mối liên hệ giữa các tiêu chuẩn về bao bì và môi trường

Hình 2 - Tối ưu hóa bao bì

Mô hình trong Hình 2 minh họa hậu quả môi trường khi thất thoát sản phẩm do giảm bao bì quá mức lớn hơn nhiều so với sự bảo vệ đầy đủ sản phẩm qua việc tăng cường bao bì quá mức cần.

Tiêu chuẩn này giới thiệu sơ đồ tự đánh giá để xác định việc đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn. Cách tiếp cận của tiêu chuẩn này giống cách tiếp cận của các tiêu chuẩn hệ thống, ví dụ: TCVN ISO 9000 (ISO 9000) hoặc hệ thống quản lý môi trường TCVN ISO 14001 (ISO 14001).

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12255:2018 (ISO 18602:2013) về Bao bì và môi trường - Tối ưu hóa hệ thống bao bì

  • Số hiệu: TCVN12255:2018
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2018
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản