Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7308 : 2007

ISO 7459 : 2004

BAO BÌ BẰNG THỦY TINH - ĐỘ BỀN SỐC NHIỆT VÀ KHẢ NĂNG CHỊU SỐC NHIỆT - PHƯƠNG PHÁP THỬ

Glass containers - Thermal shock resistance and thermal shock endurance - Test methods

Lời nói đầu

TCVN 7308 : 2007 thay thế TCVN 7308 : 2003

TCVN 7308 : 2007 hoàn toàn tương đương với ISO 7459 : 2004. TCVN 7308 : 2007 do Tiểu ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/Tổ CHứC 63/SC2 Bao bì bằng thủy tinh biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

BAO BÌ BẰNG THỦY TINH – ĐỘ BỀN SỐC NHIỆT VÀ KHẢ NĂNG CHỊU SỐC NHIỆT – PHƯƠNG PHÁP THỬ

Glass containers - Thermal shock resistance and thermal shock endurance - Test methods

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp thử để xác định độ bền sốc nhiệt và khả năng chịu sốc nhiệt của bao bì bằng thủy tinh.

Tiêu chuẩn này không áp dụng để xác định các tính chất của dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh (xem ISO 718).

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

2.1. Bao bì (container)

Thuật ngữ chung áp dụng cho các chai và bình bằng thủy tinh.

2.2. Sốc nhiệt: (thermal shock)

Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột tác động đến các bao bì.

2.3. Độ bền sốc nhiệt (thermal shock resistance)

Sốc nhiệt, được đo bằng độ Celcius (0C), của một bao bì có thể chịu được trong điều kiện quy định mà không bị phá hủy.

2.4. Khả năng chịu sốc nhiệt (thermal shock endurance)

Giá trị độ bền sốc nhiệt nội suy mà tại giá trị đó 50 % bao bì sẽ bị phá hủy.

3. Thiết bị, dụng cụ

3.1. Bể nước lạnh: gồm bể hoặc thùng chứa có khả năng chứa ít nhất 8 dm3 nước cho mỗi kilôgam thủy tinh được thử trong cùng một thời điểm. Bể phải được gắn với thiết bị lưu thông nước, nhiệt kế và thiết bị điều chỉnh nhiệt có khả năng duy trì nhiệt độ của nước trong khoảng ± 1 0C so với nhiệt độ thấp quy định, t2, trong khoảng (22 ± 5) 0C (xem CHÚ THÍCH: của 6.3).

3.2. Bể nước nóng: gồm bể hoặc thùng chứa có khả năng chứa ít nhất 8 dm3 nước cho mỗi kilôgam thủy tinh được thử trong cùng một thời điểm. Bể phải được gắn với thiết bị lưu thông nước, nhiệt kế và thiết bị điều chỉnh nhiệt có khả năng duy trì nhiệt độ của nước trong khoảng ± 1 0C so với nhiệt độ cao quy định, t1,

3.3. Giỏ đựng, được làm bằng vật liệu trơ hoặc phủ một lớp vật liệu trơ mà không làm hỏng các bao bì. Giỏ đựng này có khả năng giữ được các bao bì ở trên cao và riêng biệt, và được gắn với một nắp có lỗ để tránh cho các bao bì không bị trôi khi nhúng các bao bì này vào nước. Trong trường hợp thử nhiều bao bì cùng một lúc, giỏ đựng có thể được nối với một thiết bị tự động để nhúng giỏ chứa các bao bì vào bể nước nóng (3.2) và sau đó chuyển sang bể nước lạnh (3.1).

4. Lấy mẫu

Phép thử phải được thực hiện trên một số lượng các bao bì đã được định trước.

Bao bì dùng để thử không được đã qua bất kỳ phép thử cơ lý hoặc thử nhiệt nào khác vì những phép thử này có thể làm ảnh hưởng đến độ bền sốc nhiệt của bao bì.

Các mẫu thử phải được lựa chọn để đáp ứng các điều kiện do từng phép thử riêng biệt yêu cầu.

5. Cách tiến hành

5.1. Đổ vào bể nước lạnh (3.1) một thể tích nước ít nhất là 8 dm3 cho mỗi kilôgam thủy tinh sẽ được thử và đến độ sâu thích hợp

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7308:2007 (ISO 7459 : 2004) về Bao bì bằng thuỷ tinh - Độ bền sốc nhiệt và khả năng chịu sốc nhiệt - Phương pháp thử

  • Số hiệu: TCVN7308:2007
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2007
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản