Điều 51 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN QTĐ 8:2010/BCT về kỹ thuật điện do Bộ Công thương ban hành
Điều 51. Các trang thiết bị an toàn
1. Yêu cầu chung
Trang thiết bị phục vụ cho công tác an toàn phải được lựa chọn và lắp đặt phù hợp với các yêu cầu của phụ tải.
Điều này bao gồm các yêu cầu tổng quát về các dịch vụ công tác an toàn, lựa chọn và lắp đặt các hệ thống cung cấp cho các công tác an toàn và các nguồn an toàn. Các hệ thống cung cấp điện thay thế nằm ngoài phạm vi của điều này. Điều này cũng không áp dụng trong lắp đặt hệ thống đặt tại các vùng nguy hiểm.
2. Với các hệ thống trang thiết bị an toàn vận hành trong điều kiện có hoả hoạn phải :
a) Nguồn cung cấp an toàn phải được lựa chọn theo thời gian duy trì cấp nguồn phù hợp với yêu cầu cấp của phụ tải;
b) Các thiết bị, hoặc được chế tạo hoặc được lắp đặt chịu được hoả hoạn trong thời gian quy định
3. Bố trí thiết bị
Thiết bị phải được bố trí để dễ dàng kiểm tra, giám sát, thử nghiệm và bảo dưỡng.
4. Các nguồn an toàn
a) Phải lắp đặt các nguồn an toàn phục vụ cho các dịch vụ an toàn như là các thiết bị cố định và sao cho không thể gây ra các hậu quả xấu khi mất nguồn an toàn;
b) Phải lắp đặt các nguồn an toàn phục vụ cho tác vụ an toàn ở những chỗ thích hợp và dễ dàng tiếp cận đối với các nhân viên lành nghề;
c) Vị trí các nguồn an toàn phải sạch sẽ, thoáng mát để không cho khí độc, khói từ các nguồn an toàn có thể lọt vào nơi làm việc;
d) Không cho phép dùng các nhánh độc lập, riêng rẽ từ nguồn công cộng đến trừ khi đảm bảo là hai nguồn cung cấp không phát sinh hư hỏng đồng thời.
5. Các mạch chức năng
a) Các mạch phục vụ cho các công tác an toàn phải độc lập với các mạch khác;
b) Các mạch cho các công tác an toàn không được đi qua các chỗ có nguy cơ cháy trừ khi chúng chịu được lửa. Trong mọi trường hợp, các mạch không được đi qua các vùng có nguy cơ cháy nổ cao;
c) Các máy cắt, cầu dao, trừ các thiết bị báo động, phải được định danh rõ ràng và nhóm lại ở những chỗ chỉ có thể tiếp cận bởi các nhân viên lành nghề. Các thiết bị báo động cũng phải được ghi danh rõ rệt.
6. Sử dụng các thiết bị
a) Trong các hệ thống chiếu sáng, các loại đèn phải thích hợp với thời gian gián đoạn để duy trì được mức ánh sáng quy định;
b) ở các thiết bị được cung cấp bởi hai mạch khác nhau, khi có sự cố xảy ra ở một mạch không được gây hư hại đến bảo vệ chống điện giật và đến hoạt động chính xác của mạch kia. Các thiết bị như trên phải được nối vào các dây dẫn bảo vệ của cả hai mạch, nếu cần thiết.
c) Phải đảm bảo bảo vệ chống ngắn mạch và chống điện giật do tiếp xúc gián tiếp trong trường hợp sự cố cho từng nguồn;
d) Phải bảo đảm bảo vệ chống ngắn mạch và chống điện giật trong trường hợp sự cố dù hệ thống trang thiết bị được cung cấp riêng rẽ bởi hai nguồn hoặc cả hai làm việc song song.
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN QTĐ 8:2010/BCT về kỹ thuật điện do Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: QCVNQTĐ8:2010/BCT
- Loại văn bản: Quy chuẩn
- Ngày ban hành: 01/01/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/07/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Mục tiêu
- Điều 5. Bảo vệ an toàn
- Điều 6. Các đặc tính của nguồn cấp điện
- Điều 7. Lựa chọn các thiết bị điện 1. Yêu cầu chung
- Điều 8. Thi công lắp đặt hệ thống điện và kiểm tra trước khi đi vào vận hành 1. Thi công lắp đặt
- Điều 9. Công suất yêu cầu
- Điều 10. Nguyên tắc xác định sơ đồ phân phối điện
- Điều 11. Nguồn cấp điện 1. Yêu cầu chung
- Điều 12. Bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp 1. Bảo vệ bằng bọc cách điện các phần mang điện
- Điều 13. Bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp 1. Bảo vệ bằng cách tự động cắt nguồn cung cấp
- Điều 14. Yêu cầu chung
- Điều 15. Bảo vệ chống cháy
- Điều 16. Lựa chọn các biện pháp bảo vệ chống hoả hoạn theo các điều kiện ngoại lai
- Điều 17. Yêu cầu chung
- Điều 18. Bảo vệ chống quá tải 1. Phối hợp giữa dây dẫn và thiết bị bảo vệ chống quá tải
- Điều 19. Bảo vệ chống ngắn mạch 1. Xác định dòng điện ngắn mạch tính toán
- Điều 20. Phối hợp bảo vệ quá tải và ngắn mạch 1. Bảo vệ bằng cùng một thiết bị
- Điều 21. Hạn chế quá dòng bằng các đặc tính nguồn cung cấp
- Điều 22. Quy định chung
- Điều 23. Bảo vệ các thiết bị hạ áp chống các quá áp tạm thời và các sự cố giữa cao áp và đất
- Điều 24. Các yêu cầu chung trong bảo vệ chống sụt áp
- Điều 25. Yêu cầu chung đối với trang thiết bị điện
- Điều 26. Các điều kiện vận hành và ảnh hưởng ngoại lai
- Điều 27. Khả năng tiếp cận
- Điều 28. Đánh số, nhận dạng 1. Yêu cầu chung
- Điều 29. Ngăn chặn ảnh hưởng tương hỗ có hại 1. Ảnh hưởng có hại
- Điều 30. Yêu cầu chung
- Điều 31. Hệ thống thanh dẫn chế tạo sẵn
- Điều 32. Lựa chọn và thi công theo các ảnh hưởng ngoại lai
- Điều 33. Khả năng tải dňng điện
- Điều 34. Tiết diện dây dẫn
- Điều 35. Đấu nối điện
- Điều 36. Lựa chọn và lắp đặt các đường dẫn điện để hạn chế lửa lan truyền bên trong toà nhà
- Điều 37. Lựa chọn và lắp đặt theo khả năng duy tu bảo dưỡng, làm vệ sinh
- Điều 38. Yêu cầu chung
- Điều 39. Thiết bị bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp bằng cách cắt nguồn cấp điện 1. Thiết bị bảo vệ theo dòng điện cực đại
- Điều 40. Thiết bị bảo vệ chống quá dòng điện 1. Các yêu cầu chung
- Điều 41. Thiết bị bảo vệ chống nhiễu loạn điện áp và nhiễu loạn điện từ 1. Thiết bị bảo vệ chống quá áp
- Điều 42. Thiết bị cách ly và cắt điện
- Điều 43. Yêu cầu chung
- Điều 44. Nối đất 1. Các trang bị nối đất
- Điều 45. Dây bảo vệ 1. Tiết diện tối thiểu
- Điều 46. Trang bị nối đất sử dụng cho mục đích bảo vệ Dây dẫn nối đất và dây dẫn bảo vệ cho các thiết bị bảo vệ tác động bằng điện áp sự cố phải đảm bảo các điều kiện sau :
- Điều 47. Trang bị nối đất nhằm mục đích vận hành
- Điều 48. Trang bị nối đất cho mục đích bảo vệ và vận hành
- Điều 49. Các dây nối liên kết đẳng thế
- Điều 50. Thiết bị phát điện hạ áp (MFĐ) 1. Phạm vi áp dụng
- Điều 51. Các trang thiết bị an toàn 1. Yêu cầu chung
- Điều 52. Thiết bị chiếu sáng cho dịch vụ an toàn 1. Mục đích