Điều 45 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN QTĐ 8:2010/BCT về kỹ thuật điện do Bộ Công thương ban hành
Điều 45. Dây bảo vệ
1. Tiết diện tối thiểu
a) Tiết diện dây dẫn không được nhỏ hơn giá trị xác định theo công thức sau: (chỉ áp dụng với thời gian cắt không quá 5s)
trong đó :
S: tiết diện (mm2).
I: Giá trị (hiệu dụng xoay chiều) của dòng sự cố lớn nhất có thể chạy qua thiết bị bảo vệ (A).
t: Thời gian vận hành của trang bị cắt tính bằng giây (s).
k: Hệ số phụ thuộc vào vật liệu của dây dẫn bảo vệ, vào cách điện và các bộ phận khác và nhiệt độ ban đầu và cuối cùng. Giá trị hệ số k đối với các dây dẫn bảo vệ trong các điều kiện khác nhau được nêu trong các bảng Phụ lục 7, Phụ lục 8, Phụ lục 9 và Phụ lục 10.
Tiết diện dây dẫn khi tính toán nhỏ hơn giá trị tiết diện tiêu chuẩn thì sử dụng dây dẫn có tiết diện chuẩn hoá cao hơn gần nhất.
Tiết diện được tính toán như trên phải phù hợp với các điều kiện được quy định cho tổng trở mạch vòng sự cố.
Về các giới hạn nhiệt độ đối với các trang thiết bị trong các môi trường dễ cháy nổ, có quy định riêng.
Cần phải tính đến các nhiệt độ cực đại cho phép đối với các mối nối.
b) Các tiết diện dây dẫn bảo vệ không được nhỏ hơn các tiết diện đã chỉ trong bảng Phụ lục 10. Trong trường hợp này, không cần kiểm tra theo Điều 47.
Nếu áp dụng bảng này dẫn đến các giá trị không được tiêu chuẩn hoá thì sử dụng các dây đẫn có tiết diện được tiêu chuẩn hoá cao hơn gần nhất.
Các giá trị trong bảng phụ lục 10 chỉ có giá trị nếu các vật liệu của dây dẫn bảo vệ là cùng kim loại như các dây dẫn pha. Nếu không thoả mãn, thì các tiết diện của các dây dẫn bảo vệ được xác định theo cách để có được điện dẫn tương đương như áp dụng bảng Phụ lục 10.
c) Trong tất cả các trường hợp, các dây dẫn bảo vệ không phải là một phần của cáp cung cấp hoặc vỏ bọc cáp thì phải có tiết diện tối thiểu là:
2,5 mm2 nếu có bảo vệ về cơ.
4 mm2 nếu không có bảo vệ về cơ.
2. Các loại dây dẫn bảo vệ
a) Các dây dẫn bảo vệ có thể là:
- Các dây dẫn trong các cáp nhiều sợi.
- Các dây dẫn được cách điện hoặc trần trong một vỏ bọc chung với các dây dẫn có điện.
- Các dây dẫn riêng rẽ trần cố định hoặc được cách điện.
- Các vỏ bọc bằng kim loại, thí dụ các vỏ bọc, các màn chắn, các vỏ thép cáp.
- Một số các phần tử có tính dẫn điện ngoại lai.
b) Khi các trang thiết bị có các vỏ bọc hoặc các khung của một hợp bộ được lắp sẵn hoặc các hệ thanh cái được bọc kim loại, thì các vỏ bọc kim loại hoặc các khung kim loại đó có thể được dùng làm vật dẫn bảo vệ nếu chúng thoả mãn đồng thời hai điều kiện sau đây:
- Đảm bảo tính liên tục về điện, chống được các hư hại cơ học, hoá học hoặc điện hoá.
- Phải cho phép đấu nối với các dây dẫn bảo vệ khác ở một nơi đã được định trước.
c) Các phần có tính dẫn điện ngoại lai có thể được dùng làm dây dẫn bảo vệ nếu chúng thoả mãn đồng thời bốn điều kiện sau đây:
- Đảm bảo tính liên tục về điện hoặc do cấu tạo hoặc bằng các đầu nối thích hợp sao cho được bảo vệ chống các hư hại về cơ, hoá và điện hoá;
- Độ dẫn điện tối thiểu phải bằng độ dẫn điện khi áp dụng Điều 47;
- Trừ khi có các biện pháp bù trừ, còn thì phải có biện pháp chống tháo bỏ;
- Các phần tử này phải được nghiên cứu trước khi sử dụng vào việc nối đất, nếu cần thiết thì phải có biện pháp bổ sung, cải tạo.
Có thể sử dụng các đường ống nước kim loại, nếu có sự đồng ý của người hoặc cơ quan quản lý hệ thống nước. Không được sử dụng các đường ống khí, nhiên liệu làm dây dẫn bảo vệ.
3. Bảo đảm an toàn dây dẫn bảo vệ
a) Các dây dẫn bảo vệ phải được bảo vệ chống các hư hại về cơ học, hoá học và các lực điện động;
b) Không được đặt thiết bị đóng cắt trên dây dẫn bảo vệ;
c) Các phần hở có tính dẫn điện của thiết bị không được dùng làm một phần của dây dẫn bảo vệ cho các thiết bị khác;
d) Các mối nối của dây dẫn bảo vệ phải có thể tiếp cận được để kiểm tra và thử nghiệm, trừ các mối nối được bọc kín hoặc điền kín bằng các chất độn phù hợp.
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN QTĐ 8:2010/BCT về kỹ thuật điện do Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: QCVNQTĐ8:2010/BCT
- Loại văn bản: Quy chuẩn
- Ngày ban hành: 01/01/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/07/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Mục tiêu
- Điều 5. Bảo vệ an toàn
- Điều 6. Các đặc tính của nguồn cấp điện
- Điều 7. Lựa chọn các thiết bị điện 1. Yêu cầu chung
- Điều 8. Thi công lắp đặt hệ thống điện và kiểm tra trước khi đi vào vận hành 1. Thi công lắp đặt
- Điều 9. Công suất yêu cầu
- Điều 10. Nguyên tắc xác định sơ đồ phân phối điện
- Điều 11. Nguồn cấp điện 1. Yêu cầu chung
- Điều 12. Bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp 1. Bảo vệ bằng bọc cách điện các phần mang điện
- Điều 13. Bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp 1. Bảo vệ bằng cách tự động cắt nguồn cung cấp
- Điều 14. Yêu cầu chung
- Điều 15. Bảo vệ chống cháy
- Điều 16. Lựa chọn các biện pháp bảo vệ chống hoả hoạn theo các điều kiện ngoại lai
- Điều 17. Yêu cầu chung
- Điều 18. Bảo vệ chống quá tải 1. Phối hợp giữa dây dẫn và thiết bị bảo vệ chống quá tải
- Điều 19. Bảo vệ chống ngắn mạch 1. Xác định dòng điện ngắn mạch tính toán
- Điều 20. Phối hợp bảo vệ quá tải và ngắn mạch 1. Bảo vệ bằng cùng một thiết bị
- Điều 21. Hạn chế quá dòng bằng các đặc tính nguồn cung cấp
- Điều 22. Quy định chung
- Điều 23. Bảo vệ các thiết bị hạ áp chống các quá áp tạm thời và các sự cố giữa cao áp và đất
- Điều 24. Các yêu cầu chung trong bảo vệ chống sụt áp
- Điều 25. Yêu cầu chung đối với trang thiết bị điện
- Điều 26. Các điều kiện vận hành và ảnh hưởng ngoại lai
- Điều 27. Khả năng tiếp cận
- Điều 28. Đánh số, nhận dạng 1. Yêu cầu chung
- Điều 29. Ngăn chặn ảnh hưởng tương hỗ có hại 1. Ảnh hưởng có hại
- Điều 30. Yêu cầu chung
- Điều 31. Hệ thống thanh dẫn chế tạo sẵn
- Điều 32. Lựa chọn và thi công theo các ảnh hưởng ngoại lai
- Điều 33. Khả năng tải dňng điện
- Điều 34. Tiết diện dây dẫn
- Điều 35. Đấu nối điện
- Điều 36. Lựa chọn và lắp đặt các đường dẫn điện để hạn chế lửa lan truyền bên trong toà nhà
- Điều 37. Lựa chọn và lắp đặt theo khả năng duy tu bảo dưỡng, làm vệ sinh
- Điều 38. Yêu cầu chung
- Điều 39. Thiết bị bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp bằng cách cắt nguồn cấp điện 1. Thiết bị bảo vệ theo dòng điện cực đại
- Điều 40. Thiết bị bảo vệ chống quá dòng điện 1. Các yêu cầu chung
- Điều 41. Thiết bị bảo vệ chống nhiễu loạn điện áp và nhiễu loạn điện từ 1. Thiết bị bảo vệ chống quá áp
- Điều 42. Thiết bị cách ly và cắt điện
- Điều 43. Yêu cầu chung
- Điều 44. Nối đất 1. Các trang bị nối đất
- Điều 45. Dây bảo vệ 1. Tiết diện tối thiểu
- Điều 46. Trang bị nối đất sử dụng cho mục đích bảo vệ Dây dẫn nối đất và dây dẫn bảo vệ cho các thiết bị bảo vệ tác động bằng điện áp sự cố phải đảm bảo các điều kiện sau :
- Điều 47. Trang bị nối đất nhằm mục đích vận hành
- Điều 48. Trang bị nối đất cho mục đích bảo vệ và vận hành
- Điều 49. Các dây nối liên kết đẳng thế
- Điều 50. Thiết bị phát điện hạ áp (MFĐ) 1. Phạm vi áp dụng
- Điều 51. Các trang thiết bị an toàn 1. Yêu cầu chung
- Điều 52. Thiết bị chiếu sáng cho dịch vụ an toàn 1. Mục đích