Điều 13 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN QTĐ 8:2010/BCT về kỹ thuật điện do Bộ Công thương ban hành
Điều 13. Bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp
1. Bảo vệ bằng cách tự động cắt nguồn cung cấp
Cần tự động cắt nguồn cung cấp khi có nguy cơ điện áp tiếp xúc tác hại đến cơ thể con người.
Thiết bị bảo vệ phải tự động cắt nguồn cung cấp sao cho khi có sự cố về cách điện giữa một bộ phận có điện với vỏ thiết bị hoặc với một dây dẫn bảo vệ, điện áp tiếp xúc có trị số vượt quá 50V không được tồn tại trong một thời gian đủ để gây ra hậu quả có hại cho người. Bất kể điện áp tiếp xúc là bao nhiêu, trong một số trường hợp tuỳ theo loại sơ đồ nối đất thời gian cắt nguồn cho phép có thể tối đa là 5 giây.
2. Nối đất
Các vỏ kim loại của thiết bị phải được nối đất hoặc nối vào dây dẫn bảo vệ theo các điều kiện quy định với từng loại sơ đồ nối đất.
Các vỏ kim loại của thiết bị có thể tiếp cận đồng thời phải cùng được đấu nối vào một trang bị nối đất riêng lẻ, nhóm hoặc tổng thể.
3. Vòng liên kết đẳng thế
3.1 Vòng liên kết đẳng thế chính
Trong mỗi toà nhà, các phần tử có tính dẫn điện dưới đây phải được đấu nối vào vòng liên kết đẳng thế chính:
a) Dây dẫn bảo vệ chính;
b) Dây dẫn nối đất chính hoặc các cực nối đất chính;
c) Các đường ống trong phạm vi toà nhà như ống ga, ống nước;
d) Các phần cấu trúc bằng kim loại, các hệ thống sưởi và điều hoà không khí trung tâm, nếu có.
3.2 Vòng liên kết đẳng thế phụ
Nếu điều kiện cắt tự động nguồn cung cấp không thể thực hiện được ở một hệ thống trang bị điện hoặc ở một bộ phận của hệ thống trang thiết bị, phải cần có một vòng liên kết tại chỗ gọi là vòng liên kết đẳng thế phụ.
Vòng liên kết đẳng thế phụ phải bảo gồm tất cả các phần tử có tính dẫn điện có thể tiếp xúc đồng thời, dù là vỏ thiết bị cố định, là các phần tử kim loại kể cả cốt thép của bê tông, nếu có thể. Vòng liên kết đẳng thế phải được nối với dây dẫn bảo vệ của tất cả các thiết bị, bao gồm cả ổ cắm nếu có.
Ghi chú :
- Sử dụng vòng liên kết đẳng thế không loại bỏ yêu cầu cắt nguồn cung cấp vì các lý do khác, như bảo vệ chống cháy, quá nhiệt trong thiết bị…
- Vòng liên kết đẳng thế có thể bao gồm cả toàn bộ công trình, một phần công trình, hoặc một thiết bị, một vị trí.
3.3 Ở nơi nào nghi ngờ tính hiệu quả của vòng liên kết đẳng thế phụ, cần phải khẳng định là điện trở R giữa các vỏ thiết bị bất kỳ với một phần có tính dẫn điện bất kỳ mà có thể tiếp xúc đồng thời phải thoả mãn điều kiện sau:
Trong đó:
Ia là dòng điện tác động của thiết bị bảo vệ:
Với thiết bị bảo vệ theo dòng dư là
Với thiết bị bảo vệ quá dòng, là dòng điện tác động 5 giây.
4. Bảo vệ bằng thiết bị có cách điện kép hoặc bằng cách điện tương đương
Biện pháp này nhằm ngăn chặn sự xuất hiện điện áp nguy hiểm ở các phần có thể tiếp cận được của thiết bị khi có sự cố ở cách điện chính.
a) Phải có bảo vệ bằng các thiết bị điện hoặc bằng cách điện kép hoặc cách điện tăng cường đảm bảo tiêu chuẩn;
b) Thiết bị điện có cách điện kép hoặc tăng cường phải được thử nghiệm hợp chuẩn và được đánh dấu theo các tiêu chuẩn liên quan;
c) Cách điện bổ sung, thực hiện trong quá trình lắp đặt bao bọc các thiết bị chỉ có cách điện chính, đảm bảo được mức độ an toàn tương đương với thiết bị điện có cách điện kép hoặc đã được tăng cường;
d) Cách điện tăng cường thực hiện trong quá trình lắp đặt bao bọc các phần mang điện để trần bảo đảm mức độ an toàn tương đương với thiết bị điện được thử nghiệm hợp chuẩn, cách điện này chỉ áp dụng ở những phần về cấu trúc tránh phải dùng cách điện kép;
e) Các thiết bị điện đang làm việc, tất cả các phần dẫn điện đã được cách ly với nhau bằng cách điện chính, phải được bọc trong một vỏ cách điện có mức độ bảo vệ ít nhất là IP2X;
g) Vỏ cách điện phải chiu được các ứng suất cơ, điện và nhiệt có thể xảy ra;
h) Vỏ cách điện này không được để các phần có tính dẫn điện xuyên qua có khả năng truyền được điện thế. Vỏ cách điện không được chứa các đinh vít bằng vật liệu cách điện vì khi thay thế chúng bằng các đinh vít kim loại sẽ có thể gây tác hại đến tính chất cách điện của vỏ;
i) Nếu vỏ cách điện có nắp có thể mở ra được mà không cần có dụng cụ hoặc khoá, thì tất cả các phần có tính dẫn điện có thể tiếp cận được khi mở cửa ra phải được đặt ở đằng sau một rào chắn cách điện có mức độ bảo vệ ít nhất là IP2X để ngăn ngừa người vô ý tiếp xúc với các phần đó. Rào chắn cách điện này chỉ có thể dỡ bỏ bằng dụng cụ.
Mục II: BẢO VỆ CHỐNG TÁC ĐỘNG NHIỆT
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN QTĐ 8:2010/BCT về kỹ thuật điện do Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: QCVNQTĐ8:2010/BCT
- Loại văn bản: Quy chuẩn
- Ngày ban hành: 01/01/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/07/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Mục tiêu
- Điều 5. Bảo vệ an toàn
- Điều 6. Các đặc tính của nguồn cấp điện
- Điều 7. Lựa chọn các thiết bị điện 1. Yêu cầu chung
- Điều 8. Thi công lắp đặt hệ thống điện và kiểm tra trước khi đi vào vận hành 1. Thi công lắp đặt
- Điều 9. Công suất yêu cầu
- Điều 10. Nguyên tắc xác định sơ đồ phân phối điện
- Điều 11. Nguồn cấp điện 1. Yêu cầu chung
- Điều 12. Bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp 1. Bảo vệ bằng bọc cách điện các phần mang điện
- Điều 13. Bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp 1. Bảo vệ bằng cách tự động cắt nguồn cung cấp
- Điều 14. Yêu cầu chung
- Điều 15. Bảo vệ chống cháy
- Điều 16. Lựa chọn các biện pháp bảo vệ chống hoả hoạn theo các điều kiện ngoại lai
- Điều 17. Yêu cầu chung
- Điều 18. Bảo vệ chống quá tải 1. Phối hợp giữa dây dẫn và thiết bị bảo vệ chống quá tải
- Điều 19. Bảo vệ chống ngắn mạch 1. Xác định dòng điện ngắn mạch tính toán
- Điều 20. Phối hợp bảo vệ quá tải và ngắn mạch 1. Bảo vệ bằng cùng một thiết bị
- Điều 21. Hạn chế quá dòng bằng các đặc tính nguồn cung cấp
- Điều 22. Quy định chung
- Điều 23. Bảo vệ các thiết bị hạ áp chống các quá áp tạm thời và các sự cố giữa cao áp và đất
- Điều 24. Các yêu cầu chung trong bảo vệ chống sụt áp
- Điều 25. Yêu cầu chung đối với trang thiết bị điện
- Điều 26. Các điều kiện vận hành và ảnh hưởng ngoại lai
- Điều 27. Khả năng tiếp cận
- Điều 28. Đánh số, nhận dạng 1. Yêu cầu chung
- Điều 29. Ngăn chặn ảnh hưởng tương hỗ có hại 1. Ảnh hưởng có hại
- Điều 30. Yêu cầu chung
- Điều 31. Hệ thống thanh dẫn chế tạo sẵn
- Điều 32. Lựa chọn và thi công theo các ảnh hưởng ngoại lai
- Điều 33. Khả năng tải dňng điện
- Điều 34. Tiết diện dây dẫn
- Điều 35. Đấu nối điện
- Điều 36. Lựa chọn và lắp đặt các đường dẫn điện để hạn chế lửa lan truyền bên trong toà nhà
- Điều 37. Lựa chọn và lắp đặt theo khả năng duy tu bảo dưỡng, làm vệ sinh
- Điều 38. Yêu cầu chung
- Điều 39. Thiết bị bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp bằng cách cắt nguồn cấp điện 1. Thiết bị bảo vệ theo dòng điện cực đại
- Điều 40. Thiết bị bảo vệ chống quá dòng điện 1. Các yêu cầu chung
- Điều 41. Thiết bị bảo vệ chống nhiễu loạn điện áp và nhiễu loạn điện từ 1. Thiết bị bảo vệ chống quá áp
- Điều 42. Thiết bị cách ly và cắt điện
- Điều 43. Yêu cầu chung
- Điều 44. Nối đất 1. Các trang bị nối đất
- Điều 45. Dây bảo vệ 1. Tiết diện tối thiểu
- Điều 46. Trang bị nối đất sử dụng cho mục đích bảo vệ Dây dẫn nối đất và dây dẫn bảo vệ cho các thiết bị bảo vệ tác động bằng điện áp sự cố phải đảm bảo các điều kiện sau :
- Điều 47. Trang bị nối đất nhằm mục đích vận hành
- Điều 48. Trang bị nối đất cho mục đích bảo vệ và vận hành
- Điều 49. Các dây nối liên kết đẳng thế
- Điều 50. Thiết bị phát điện hạ áp (MFĐ) 1. Phạm vi áp dụng
- Điều 51. Các trang thiết bị an toàn 1. Yêu cầu chung
- Điều 52. Thiết bị chiếu sáng cho dịch vụ an toàn 1. Mục đích