Hệ thống pháp luật

Điều 12 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN QTĐ 8:2010/BCT về kỹ thuật điện do Bộ Công thương ban hành

Điều 12. Bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp

1. Bảo vệ bằng bọc cách điện các phần mang điện

a) Các phần mang điện phải được bao bọc hoàn toàn bằng vật liệu cách điện và chỉ có thể dỡ ra bằng cách phá huỷ.

b) Vật liệu cách điện bảo vệ phải có độ bền lâu dài và chịu được các tác động về cơ, hoá học và nhiệt. Các lớp sơn, vecni, hoặc các sản phẩm tương tự không được coi là các chất cách điện để bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp.

2. Bảo vệ bằng rào chắn hoặc vỏ bọc

2.1 Các bộ phận có điện phải nằm bên trong vỏ bọc hoặc phía sau rào chắn để đảm bảo khoảng cách an toàn. Khi cần phải có những lỗ mở rộng đủ để thay thế các bộ phận, như thay bóng đèn, ổ cắm hoặc cầu chì, hoặc cần thiết để vận hành các thiết bị thì:

a) Phải có các biện pháp thích hợp để ngăn chặn người hoặc sinh vật vô tình tiếp xúc với các bộ phận có điện;

b) Phải có cảnh báo đầy đủ cho mọi người biết các chỗ có điện có thể tiếp xúc qua các chỗ hở và không được chủ động chạm tới.

2.2 Các rào chắn và vỏ bọc phải được cố định chắc chắn tại chỗ, ổn định và bền cơ học để đảm bảo duy trì mức độ bảo vệ cần thiết và cách ly với các phần có điện trong các điều kiện vận hành bình thường, có xét đến các ảnh hưởng ngoại lai.

2.3 Khi cần thiết phải dỡ bỏ rào chắn hoặc tháo vỏ bọc hoặc một phần vỏ bọc thì chỉ có thể thực hiện được bằng các biện pháp:

a) Sử dụng các khoá hoặc dụng cụ, hoặc;

b) Sau khi đã cắt nguồn điện đến các phần có điện nằm trong phạm vi bảo vệ của rào chắn hoặc vỏ bọc đó, và việc phục hồi lại nguồn điện chỉ có thể thực hiện sau khi đã thay thế hoặc đóng lại các vỏ bọc hoặc rào chắn đã mở ra chước đó;

c) Sử dụng các rào chắn tạm thời có mức độ bảo vệ ít nhất là IP2X để ngăn chặn tiếp xúc với các phần có điện, những rào chắn như vậy chỉ được rỡ bỏ bằng khoá mở hoặc dụng cụ.

3. Bảo vệ bằng vật cản

Các vật cản dùng để ngăn chặn các tiếp xúc vô tình tới các phần có điện nhưng không ngăn chặn được các tiếp xúc chủ ý bằng cách cố tình đi vòng qua các vật cản.

3.1 Các vật cản phải ngăn chặn được:

a) Sự tiếp cận vô tình thân thể con người tới các phần có điện, hoặc;

b) Các tiếp xúc vô tình với phần có điện khi sửa chữa các thiết bị có mang điện đang vận hành.

3.2 Các vật cản có thể được dỡ bỏ mà không cần dùng đến các dụng cụ nhưng phải bảo đảm ngăn chặn được các dỡ bỏ vô tình.

4. Bảo vệ bằng cách đặt ra ngoài tầm tay với

Bảo vệ bằng cách đặt ra ngoài tầm tay với chỉ nhằm ngăn chặn các tiếp xúc không chủ ý tới các phần có điện.

5. Bảo vệ bổ sung bằng các thiết bị bảo vệ theo dòng điện dư

Sử dụng các thiết bị bảo vệ theo dòng điện dư nhằm tăng cường các biện pháp bảo vệ chống điện giật trong vận hành bình thường.

5.1 Sử dụng các thiết bị bảo vệ theo dòng điện dư, với giá trị dòng dư giới hạn không quá 30 mA, được coi là cách bảo vệ bổ xung chống điện giật trong vận hành bình thường, trong trường hợp các biện pháp bảo vệ khác bị hư hỏng hoặc trong trường hợp bất cẩn của người sử dụng.

5.2 Sử dụng các thiết bị này không được coi là biện pháp bảo vệ duy nhất và không được loại bỏ qua các yêu cầu áp dụng một trong các biện pháp quy định trong bảo vệ tiếp xúc trực tiếp.

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN QTĐ 8:2010/BCT về kỹ thuật điện do Bộ Công thương ban hành

  • Số hiệu: QCVNQTĐ8:2010/BCT
  • Loại văn bản: Quy chuẩn
  • Ngày ban hành: 01/01/2010
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 18/07/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH