Hệ thống pháp luật

Điều 42 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN QTĐ 8:2010/BCT về kỹ thuật điện do Bộ Công thương ban hành

Điều 42. Thiết bị cách ly và cắt điện

Các biện pháp cách ly và đóng cắt không tự động, từ xa hoặc tại chỗ phải ngăn chặn và loại trừ các nguy hiểm cho các thiết bị điện .

1. Cách ly

a) Mỗi một mạch điện đều phải có thể được cách ly trên từng dây dẫn mang điện, trừ các mạch mà dây dẫn bảo vệ được yêu cầu không bị cách ly hoặc cắt ra;

b) Cần có các biện pháp thích hợp để tránh trường hợp đóng điện cho một thiết bị một cách vô ý, như : khoá lại, có bảng báo hiệu, đặt trong phạm vi có khoá hoặc có vỏ bọc;

c) Có thể sử dụng biện pháp bổ sung là nối tắt hặc nối đất;

d) Khi một thiết bị hoặc một khoang chứa các phần mang điện nối vào nhiều nguồn cung cấp, cần phải đặt biển báo, tin báo ở vị trí dễ dàng nhận biết;

e) Cần có các biện pháp thích hợp để phóng điện áp dư do cảm ứng.

2. Thiết bị cách ly 

a) Các thiết bị làm nhiệm vụ cách ly phải cách ly hoàn toàn các dây dẫn mang điện cung cấp khỏi các mạch có liên quan, có xét đến các loại sơ đồ dây dẫn bảo vệ được yêu cầu không bị cách ly hoặc cắt ra.

b) Các thiết bị cách ly phải thoả mãn các điều kiện sau:

- Ở trạng thái mở, chịu được điện áp xung giữa các đầu cực có giá trị nêu trong bảng phụ lục 5 tuỳ theo điện áp định mức của hệ thống trang thiết bị.

- Có thể cần đến khoảng cách lớn hơn so với khoảng cách tương ứng với điện áp chịu đựng xung nếu có xét đến các nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ cách ly.

c) Khoảng cách cách ly giữa các cực mở của thiết bị phải được trông thấy hoặc được chỉ thị rõ ràng và tin cậy bằng các ký hiệu “mở”. Các chỉ thị như vậy chỉ được xuất hiện khi đã đạt được khoảng cách cách ly giữa các tiếp điểm mở của từng cực.

d) Không được sử dụng thiết bị bán dẫn làm thiết bị cách ly;

e) Các thiết bị cách ly phải được thiết kế và/ hoặc lắp đặt sao cho không thể đóng lại một cách vô ý hoặc ngẫu nhiên (việc đóng lại vô ý hay ngẫu nhiên này có thể được gây ra do con người hoặc do rung động hoặc va chạm mạnh).

g) Phải đảm bảo các thiết bị cách ly không cắt được dòng phụ tải không thao tác khi mạch đang mang tải.

h) Trong trường hợp máy cắt nhiều cực thì phải dùng thiết bị cách ly có số cực tương ứng hoặc có biện pháp cắt phù hợp.

i) Mọi thiết bị dùng để cách ly phải được nhận dạng rõ ràng để chỉ rõ các mạch được cách ly.

3. Cắt mạch để bảo dưỡng 

a) Phải cắt điện khi việc bảo dưỡng có thể gây nguy hiểm;

b) Phải có các biện pháp thích hợp để ngăn chặn các thiết bị chạy bằng điện không bị đóng điện một cách vô ý trong khi bảo dưỡng, như : khoá lại, có biển báo hiệu,....

c) Các thiết bị để cắt điện khi bảo dưỡng;

d) Các thiết bị để cắt điện khi bảo dưỡng phải được đặt trên mạch cung cấp nguồn;

e) Thiết bị để cắt điện khi kiểm tra bảo dưỡng cơ học hoặc các mạch phụ, để điều khiển các thiết bị này chỉ được không chế bằng con người, loại bỏ hoàn toàn các mạch điều khiển tự động, liên động, từ xa khác;

g) Các thiết bị khi bảo dưỡng cơ học phải được thiết kế và/ hoặc lắp đặt sao cho tránh việc đóng trở lại một cách vô ý hoặc ngẫu nhiên;

h) Các thiết bị để cắt điện khi bảo dưỡng cơ học phải được bố trí và đánh dấu sao cho dễ nhận dạng và thuận tiện sử dụng.

4. Thao tác khẩn cấp

4.1 Yêu cầu chung

Thao tác khẩn cấp có thể là để khởi động khẩn cấp hoặc dừng khẩn cấp.

a) Phải có các biện pháp cắt khẩn cấp mọi bộ phận của trang thiết bị, ở đó có thể cần phải điều khiển sự cung cấp điện để loại trừ các nguy hiểm bất ngờ;

b) Khi có rủi ro điện giật, thiết bị cắt khẩn cấp phải cắt tất cả mọi đường dây có điện trừ trường hợp dây dẫn bảo vệ không yêu cầu cách ly;

c) Các phương tiện đóng cắt khẩn cấp, kể cả ngừng khẩn cấp, phải tác động trực tiếp lên các nguồn cung cấp điện;

d) Phải bố trí sao cho chỉ cần một động tác là cắt được đúng nguồn cung cấp điện;

e) Các thiết bị cắt khẩn cấp phải được bố trí sao cho việc thao tác không gây ra nguy hiểm tiếp theo hoặc làm phức tạp thêm khi khắc phục các nguy hiểm;

g) Phải có các biện pháp ngừng khẩn cấp khi các chuyển động do điện sinh ra có thể gây nguy hiểm, như: cầu thang điện, thang máy, băng tải, ....

4.2 Các thiết bị cắt khẩn cấp

a) Các thiết bị cắt khẩn cấp phải cắt được dòng tải của các phần thiết bị có liên quan có tính đến dòng điện của động cơ bị hãm;

b) Các phương tiện cắt khẩn cấp có thể là:

- Một thiết bị cắt có thể trực tiếp cắt nguồn cung cấp, hoặc

- Một tổ hợp các thiết bị hoạt động chỉ bằng một động tác nhằm mục đích cắt nguồn cung cấp.

c) Khi ngừng khẩn cấp, có thể cần thiết phải duy trì nguồn cung cấp, thí dụ để hãm lại các phần động;

d) Các thiết bị thao tác bằng tay (tay cầm, nút bấm...) để cắt khẩn cấp phải được nhận dạng rõ ràng, sơn màu đỏ trên nền tương phản thích hợp;

e) Các phương tiện thao tác phải dễ tiếp cận ở những chỗ có thể xảy ra nguy hiểm và ở những chỗ thích hợp, có thể từ xa loại trừ được nguy hiểm;

g) Các phương tiện thao tác các thiết bị khẩn cấp phải có thể được khoá lại ở vị trí ‘‘cắt’’ hoặc ‘‘ngừng’’, trừ khi cả hai phương tiện thao tác cắt khẩn cấp và đóng điện lại đều dưới sự giám sát của con người;

Sau khi giải phóng một thiết bị cắt khẩn cấp ra không được cấp điện lại cho thiết bị.

h) Thiết bị cắt khẩn cấp, kể cả ngừng khẩn cấp phải được đặt và đánh dấu sao cho dễ nhận dạng và thuận tiện cho vận hành.

5. Đóng cắt theo chức năng (điều khiển)

5.1 Yêu cầu chung

a) Phải có thiết bị đóng cắt theo chức năng cho từng phần mạch có nhu cầu phải điều khiển độc lập với các phần khác của trang thiết bị;

b) Các thiết bị cắt theo chức năng không cần thiết phải cắt tất cả các dây có điện của mạch

Thiết bị điều khiển đơn cực không được lắp đặt trên dây trung tính.

c) Có thể sử dụng các ổ và phích cắm có dòng định mức nhỏ hơn 16 A làm chức năng đóng, cắt. Khi sử dụng phải lưu ý đến cực tính;

d) Các thiết bị điều khiển chức năng nhằm thay đổi các nguồn cung cấp phải tác động lên tất cả mọi dây dẫn mang điện và không được để các nguồn vào trạng thái song song, trừ khi trang thiểt bị đã được thiết kế theo điều kiện này.

5.2 Các thiết bị đóng cắt theo chức năng

a) Các thiết bị điều khiển đóng cắt theo chức năng phải thích hợp với điều kiện làm việc nặng nề nhất có thể xảy ra;

b) Các thiết bị điều khiển đóng cắt theo chức năng có thể cắt dòng điện mà không cần mở các cực tương ứng (ví dụ như các thiết bị điều khiển đóng cắt bằng bán dẫn)

Các thiết bị điều khiển đóng cắt theo chức năng có thể là :

- Các cầu dao phụ tải;

- Các thiết bị bán dẫn;

- Các máy ngắt;

- Các công tắc tơ;

- Các ổ cắm và phích cắm dưới 16 A;

c) Các cầu dao cách ly, cầu chì và thanh nối không được dùng làm thiết bị điều khiển chức năng;

5.3. Mạch điện điều khiển

Các mạch điều khiển phải được thiết kế, bố trí và bảo vệ để hạn chế mọi nguy hiểm khi có sự cố giữa các mạch điều khiển và các phần dẫn điện khác có thể ảnh hưởng đến sự vận hành các thiết bị được điều khiển.

5.4. Điều khiển động cơ

a) Các mạch điều khiển động cơ phải được thiết kế ngăn cản động cơ tự động khởi động lại sau khi ngừng do sụt điện áp hoặc mất điện, nếu việc khởi động lại như thế có thể gây nguy hiểm;

b) Khi  động cơ có hãm bằng dòng điện đảo, phải có biện pháp để tránh động cơ quay ngược khi kết thúc quá trình hãm, nếu việc quay ngược chiều này gây nguy hiểm;

c) Khi mức độ an toàn phụ thuộc vào chiều quay của động cơ, phải có biện pháp để ngăn chặn việc quay ngược, thí dụ gây ra do đảo thứ tự pha hoặc mất một pha.

Cần phải chú ý đến nguy hiểm có thể xảy ra do mất một pha.

Mục IV: CÁC TRANG BỊ NỐI ĐẤT VÀ DÂY DẪN BẢO VỆ

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN QTĐ 8:2010/BCT về kỹ thuật điện do Bộ Công thương ban hành

  • Số hiệu: QCVNQTĐ8:2010/BCT
  • Loại văn bản: Quy chuẩn
  • Ngày ban hành: 01/01/2010
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 18/07/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH