Hệ thống pháp luật

Điều 19 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN QTĐ 8:2010/BCT về kỹ thuật điện do Bộ Công thương ban hành

Điều 19. Bảo vệ chống ngắn mạch

1. Xác định dòng điện ngắn mạch tính toán

Phải xác định dòng điện ngắn mạch tính toán ở từng điểm liên quan của hệ thống trang thiết bị. Có thể xác định dòng điện ngắn mạch qua tính toán hoặc qua đo lường.

2. Vị trí đặt các bảo vệ chống ngắn mạch

Thiết bị bảo vệ chống ngắn mạch phải được đặt ở nơi mà  tiết diện dây dẫn giảm hoặc sự thay đổi nào khác gây ra sự thay đổi dòng điện cho phép trong dây

Thiết bị bảo vệ có thể được đặt phía trước chỗ có thay đổi về tiết diện hoặc thay đổi nào khác, miễn là nó có các đặc tính vận hành giống như được đặt ở phía sau

3. Miễn trừ thiết bị bảo vệ chống ngắn mạch

Cho phép không dùng các thiết bị bảo vệ chống ngắn mạch trong các trường hợp sau đây:

a) Các dây dẫn nối các máy phát, máy biến áp, bộ chỉnh lưu, bộ Ắc quy đến các bảng điện kèm theo, các thiết bị bảo vệ được đặt ở các bảng này;

b) Các mạch nếu bị cắt sẽ gây nguy hiểm cho vận hành của thiết bị;

c) Một số mạch đo lường.

miễn là thoả mãn đồng thời được hai điều kiện sau đây:

Dây dẫn đã được xử lý để giảm tối thiểu rủi ro ngắn mạch

Dây dẫn không được đặt gần các vật liệu dễ cháy.

4. Bảo vệ ngắn mạch các dây dẫn song song

Một thiết bị bảo vệ có thể bảo vệ chống ngắn mạch nhiều dây dẫn đấu song song miễn là đặc tính làm việc của thiết bị bảo vệ ấy đảm bảo tác động hiệu quả khi có sự cố xảy ra ở điểm nguy hiểm nhất trong một dây dẫn. Cần xét đến sự phân bố dòng ngắn mạch giữa các dây dẫn đấu song song. Một điểm sự cố có thể được cung cấp điện từ hai đầu của một dây dẫn song song.

Nếu một thiết bị bảo vệ không đủ bảo đảm, thì có thể sử dụng một hay nhiều trong các biện pháp sau đây:

a) Có thể sử dụng một thiết bị bảo vệ duy nhất nếu:

- Hệ thống dây đã được đã được lắp đặt để giảm tối thiểu rủi ro ngắn mạch ở bất kỳ dây dẫn nào, thí dụ bằng bảo vệ chống hư hỏng về cơ học và;

- Các dây dẫn không được đặt gần các vật liệu dễ cháy.

b) Với hai dây dẫn đấu song song, phải dùng một thiết bị bảo vệ chống ngắn mạch ở đầu vào của từng dây;

c) Với số dây đấu song song nhiều hơn 2, các thiết bị bảo vệ chống ngắn mạch phải được đặt ở cả hai đầu cung cấp và phụ tải của từng dây.

5. Các đặc tính của thiết bị bảo vệ chống ngắn mạch

Mọi thiết bị bảo vệ chống ngắn mạch phải đáp ứng được hai điều kiện sau đây:

a) Dòng cắt không được nhỏ hơn dòng ngắn mạch tính toán ở chỗ đặt thiết bị, trừ trường hợp đã cho phép sau đây:

- Cho phép dòng cắt nhỏ nếu đã đặt ở phía trước một thiết bị bảo vệ khác có đủ khả năng cắt. Trong trường hợp này, phải phối hợp với các đặc tính của thiết bị sao cho năng lượng qua hai thiết bị bảo vệ này không vượt quá khả năng chịu đựng và không làm hư hỏng thiết bị bảo vệ phía sau và hư hỏng dây dẫn được bảo vệ bằng thiết bị đó;

- Trong một số trường hợp, có thể cần chú ý đến một số đặc tính khác nữa đối với thiết bị bảo vệ phía sau như lực điện động, năng lượng hồ quang. Chi tiết các thông tin cần thiết nên tham khảo nhà chế tạo thiết bị.

b) Tất cả các dòng điện do ngắn mạch gây ra ở một điểm bất kỳ của mạch phải được cắt ngay khi chưa làm nóng dây dẫn lên tới nhiệt độ giới hạn.

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN QTĐ 8:2010/BCT về kỹ thuật điện do Bộ Công thương ban hành

  • Số hiệu: QCVNQTĐ8:2010/BCT
  • Loại văn bản: Quy chuẩn
  • Ngày ban hành: 01/01/2010
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 19/07/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH