Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 111/2021/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2021 |
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Những loại hàng hóa sau đây không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này:
a) Bất động sản;
b) Hàng hóa tạm nhập tái xuất; hàng hóa quá cảnh, hàng hóa chuyển khẩu; hàng hóa trung chuyển; hàng hóa nhập khẩu gửi kho ngoại quan để xuất khẩu sang nước thứ ba;
c) Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; tài sản di chuyển;
d) Hàng hóa bị tịch thu bán đấu giá;
đ) Hàng hóa là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;
e) Hàng hóa là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thủy sản, khoáng sản), phế liệu (trong sản xuất, kinh doanh), vật liệu xây dựng không có bao bì và được bán trực tiếp cho người tiêu dùng;
g) Hàng hóa là xăng dầu, khí (LPG, CNG, LNG) chất lỏng, không có bao bì thương phẩm đựng trong container, xi tec;
h) Hàng hóa đã qua sử dụng;
i) Hàng hóa thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng; hàng hóa là chất phóng xạ, hàng hóa sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nhằm khắc phục thiên tai, dịch bệnh; phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy, đường không.
3. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.”;
2. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân liên quan.”;
3. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 7. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa
1. Những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường Việt Nam phải ghi bằng tiếng Việt, trừ hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ trong nước và trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.”;
4. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 9. Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa
4. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định này.”;
5. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 10. Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa
1. Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt:
a) Tên hàng hóa;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
c) Xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
d) Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan.
Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này.
Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
2. Nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan:
a) Tên hàng hóa;
b) Xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
c) Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.
c1) Trường hợp trên nhãn gốc hàng hóa chưa thể hiện tên đầy đủ và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài thì các nội dung này phải thể hiện đầy đủ trong tài liệu kèm theo hàng hóa;
c2) Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này, sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định tại khoản 1 Điều này trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam.
3. Nhãn của hàng hóa xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu.
a) Trường hợp thể hiện xuất xứ hàng hóa trên nhãn hàng hóa xuất khẩu, nội dung ghi xuất xứ hàng hóa tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.
b) Nội dung nhãn hàng hóa xuất khẩu tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này.
4. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết một số nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa quy định tại điểm d khoản 1 Điều này bằng phương thức điện tử.”;
6. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 12. Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa
3. Hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu trên nhãn hàng hóa.
Hàng hóa là trang thiết bị y tế được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của chủ sở hữu số lưu hành. Trường hợp trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân trên giấy phép nhập khẩu.”;
7. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 15. Xuất xứ hàng hóa
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hoặc các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.
2. Xuất xứ hàng hóa ghi trên nhãn thể hiện bằng một trong các cụm từ sau: “sản xuất tại”; “chế tạo tại”; “nước sản xuất”; “xuất xứ”; “sản xuất bởi”; “sản phẩm của” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc ghi theo quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa.
3. Trường hợp hàng hóa không xác định được xuất xứ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa. Thể hiện bằng một trong các cụm hoặc kết hợp các cụm từ thể hiện công đoạn hoàn thiện hàng hóa như sau: “lắp ráp tại”; “đóng chai tại”; “phối trộn tại”; “hoàn tất tại”; “đóng gói tại”; “dán nhãn tại” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa.
4. Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa không được viết tắt.”;
8. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 16. Thành phần, thành phần định lượng
3. Đối với một số loại hàng hóa, việc ghi thành phần, thành phần định lượng thực hiện như sau:
a) Đối với thực phẩm ghi thành phần theo thứ tự từ cao đến thấp về khối lượng
a1) Nếu thành phần là chất phụ gia ghi tên nhóm chất phụ gia, tên chất phụ gia hoặc mã số quốc tế INS (nếu có);
a2) Trường hợp chất phụ gia là chất tạo ngọt, chất tạo màu ghi tên nhóm chất tạo ngọt, chất tạo màu, ghi tên chất hoặc mã số quốc tế INS (nếu có) và ghi thêm chất đó là chất “tự nhiên”, “giống tự nhiên”, “tổng hợp” hay “nhân tạo”.
a3) Trường hợp chất phụ gia là hương liệu ghi “hương liệu” kèm theo một hoặc một số các cụm từ sau đây để làm rõ nghĩa: "tự nhiên", "giống tự nhiên", “tổng hợp”; "nhân tạo".
a4) Đối với trường hợp mã số phụ gia của quốc gia trùng với mã số quốc tế (INS) thì có thể ghi mã số quốc gia thay cho mã số quốc tế (INS);
b) Đối với thuốc dùng cho người, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế ghi thành phần và hàm lượng các hoạt chất.”;
9. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 24. Điều khoản chuyển tiếp
1. Hàng hóa có nhãn đúng quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP đã sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành tiếp tục được lưu thông, sử dụng đến hết hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa.
4. Hàng hóa có nhãn đúng quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP đã sản xuất, nhập khẩu, lưu thông tại Việt Nam trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà không bắt buộc phải ghi hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa được tiếp tục lưu thông, sử dụng.
5. Nhãn hàng hóa, bao bì thương phẩm gắn nhãn hàng hóa đúng quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP đã sản xuất, in ấn trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng để sản xuất hàng hóa, nhưng không quá 02 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Điều 2. Bãi bỏ và thay thế một số quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
1. Bãi bỏ
2. Bãi bỏ nội dung quy định: Đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì trên nhãn phụ phải có dòng chữ in đậm “Được sản xuất tại Việt Nam” quy định tại
3. Bãi bỏ Phụ lục I; Phụ lục IV; Phụ lục V tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và thay thế bằng Phụ lục I; Phụ lục IV; Phụ lục V Nghị định này.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2022.
1. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
- 1Công văn số 1232/BKHCN-TĐC về việc thực hiện ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa trên nhãn hàng hóa do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
- 2Thông báo số 137/TB-VPCP về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng tại cuộc họp về việc thực hiện ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa trên nhãn hàng hóa do Văn phòng Chính phủ ban hành.
- 3Thông tư 05/2019/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ ban hành
- 1Luật Thương mại 2005
- 2Công văn số 1232/BKHCN-TĐC về việc thực hiện ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa trên nhãn hàng hóa do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
- 3Thông báo số 137/TB-VPCP về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng tại cuộc họp về việc thực hiện ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa trên nhãn hàng hóa do Văn phòng Chính phủ ban hành.
- 4Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- 5Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010
- 6Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 7Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 8Thông tư 05/2019/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ ban hành
- 9Thông tư 18/2022/TT-BKHCN hướng dẫn nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa của một số nhóm hàng hóa bằng phương thức điện tử do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 10Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2021/BCA về An toàn trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng và tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ
- 11Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03-01:2022/BNNPTNT về Keo dán gỗ
- 12Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN18:2022/BCT về An toàn đối với rơle bảo vệ rò điện điện áp đến 1 140 V phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò
- 13Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 17:2022/BCT về An toàn đối với tủ phân phối điện áp 6 kV phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò
- 14Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13659:2023 về Thức ăn chăn nuôi - Protein tôm thuỷ phân
- 15Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13658:2023 về Chitosan có nguồn gốc từ tôm - Các yêu cầu
- 16Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 16:2023/BXD về Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng
- 17Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13563:2023 về Đồ uống không cồn - Đồ uống đại mạch
- 18Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13752:2023 về Nhân hạt điều rang
- 19Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13709:2023 về Thức ăn chăn nuôi halal
- 20Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13765:2023 về Cùi nhãn sấy
- 21Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2023/BCA về Phương tiện phòng cháy và chữa cháy
- 22Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-20:2023/BCT về An toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp - Kíp nổ vi sai phi điện xuống lỗ
- 23Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-18:2023/BCT về An toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp - Thuốc nổ Pentrit
- 24Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 117:2023/BTTTT về Thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất GSM, W-CDMA, E-UTRA - Phần truy nhập vô tuyến
- 25Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13743:2023 về Đường trắng
- 26Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13744:2023 về Đường bột, dextrose, lactose, fructose và xiro glucose
- 27Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13939:2023 về Thanh long đông lạnh
- 28Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13940:2023 về Thanh long sấy
- 29Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13941:2023 về Chanh leo đông lạnh
- 30Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13942:2023 về Chanh leo sấy dẻo
- 31Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6958:2023 về Đường tinh luyện
- 32Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6961:2023 về Đường thô
Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa
- Số hiệu: 111/2021/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 09/12/2021
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Vũ Đức Đam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1051 đến số 1052
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra