Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 8220:2009

VẢI ĐỊA KỸ THUẬT − PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ DÀY DANH ĐỊNH

Geotextile – Test method for determination of normal thickness

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ dày danh dạnh của vải địa kỹ thuật dạng dệt, dạng không dệt, dạng phức hợp và các loại màng địa kỹ thuật bề mặt nhẵn.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8222 : 2009, Vải địa kỹ thuật – Qui định chung về lấy mẫu, thử mẫu và xử lý thống kê.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1 Vải địa kỹ thuật (geotextile)

Loại vải được sản xuất từ polyme tổng hợp, khổ rộng, dạng dệt, dạng không dệt hoặc dạng phức hợp có các chức năng gia cố, phân cách, bảo vệ, lọc, tiêu thoát nước. Vải địa kỹ thuật được sử dụng cùng với các vật liệu khác như: đất, đá, bêtông,... trong xây dựng công trình.

3.2 Màng địa kỹ thuật (geomembrane)

Màng địa kỹ thuật (còn gọi là vải chống thấm) là sản phẩm polyme tổng hợp ở dạng cuộn hoặc tấm, có hệ số thấm rất thấp (K = 10-12 cm/s ¸ 10-16 cm/s), được sử dụng để chống thấm cho công trình.

3.4 Độ dày danh định của vật liệu địa kỹ thuật (geotextile thichness )

Khoảng cách tính bằng milimet (mm) giữa hai bề mặt (mặt trên và mặt dưới) của vật liệu dưới tác dụng của lực ép xác định trong thời gian quy định.

4. Nguyên tắc chung

Độ dày danh định của vật liệu địa kỹ thuật được xác định bởi khoảng cách giữa hai bề mặt của hai đĩa song song trong thiết bị đo khi ép lên một lớp vật liệu với lực ép xác định, trong thời gian quy định.

5 Thiết bị, dụng cụ

5.1 Dụng cụ lấy mẫu

+ Khuôn lấy mẫu: Khuôn lấy mẫu có dạng hình trụ đường kính 75 mm, chiều vát của lưỡi cắt hướng vào tâm (xem Hình 5.1).

+ Kích hoặc bàn ép.

5.2 Thiết bị đo độ dày

Thiết bị đo độ dày gồm một đế phẳng bằng kim loại không rỉ và một đĩa ép phẳng, hình tròn trên gắn đồng hồ đo (đồng hồ điện tử hoặc đồng hồ bách phân còn gọi là bách phân kế). Xem Hình 5.2.

Đĩa ép có khả năng chuyển động theo phương vuông góc với mặt phẳng đế với biên độ từ 0,00 mm đến 10,00 mm và bề mặt đĩa ép luôn song song với mặt phẳng đế với độ chính xác nhỏ hơn 0,01 mm.

Đĩa ép có đường kính 56,4 mm, diện tích 2500 mm2.

Thiết bị có thể đo độ dày danh định của vật liệu địa kỹ thuật lớn nhất là 10 mm với độ chính xác là 0,01 mm.

5.3 Đồng hồ bấm giây.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8220:2009 về vải địa kỹ thuật − phương pháp xác định độ dày danh định

  • Số hiệu: TCVN8220:2009
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2009
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản