Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8871-5:2011

VẢI ĐỊA KỸ THUẬT - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 5: XÁC ĐỊNH ÁP LỰC KHÁNG BỤC

Geotextile - Standard test method - Part 5: Geotextile - Standard test method for hydraulic bursting strength

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định áp lực kháng bục của vải địa kỹ thuật.

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 8222:2009, Vải địa kỹ thuật - Qui định chung về lấy mẫu, thử mẫu và xử lý thống kê.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

3.1 Vải địa kỹ thuật (geotextile):

Vải địa kỹ thuật viết tắt là "vải ĐKT", là loại vải được sản xuất từ polyme tổng hợp, khổ rộng, dạng dệt, dạng không dệt hoặc dạng phức hợp có chức năng gia cố, phân cách, bảo vệ, lọc, tiêu thoát nước. Vải ĐKT được sử dụng cùng với các loại vật liệu khác nhau: đất, đá, bê tông... trong xây dựng công trình;

3.2 Vải ĐKT không dệt (non woven geotextile):

Vải ĐKT không dệt là loại vải gồm các sợi vải phân bố ngẫu nhiên (không theo một hướng nhất định nào). Các sợi vải được liên kết với nhau bằng phương pháp xuyên kim thì gọi là vải không dệt - xuyên kim (needle punched geotextile), bằng phương pháp ép nhiệt thì gọi là vải không dệt - ép nhiệt (heat bonded geotextile), bằng chất kết dính hóa học thì gọi là vải không dệt - hóa dính (chemical bonded geotextile);

3.3 Vải ĐKT dệt (woven geotextile):

Vải ĐKT dệt là loại vải được sản xuất theo phương pháp dệt trong đó các sợi vải hoặc các bó sợi được sắp xếp theo hai phương vuông góc với nhau;

3.4 Vải ĐKT phức hợp (composite geotextile):

Vải ĐKT phức hợp là loại vải được kết hợp bởi các bó sợi polyester có cường độ chịu kéo cao và độ giãn dài kéo đứt nhỏ với một lớp vải không dệt có khả năng thấm nước tốt;

3.5 Áp lực kháng bục (Bursting Strength)

Áp lực kháng bục là giá trị áp lực lớn nhất tác động lên mặt vải, tính bằng kilopascal (kPa) nhận được đến khi mẫu bị phá vỡ hoàn toàn.

4. Nguyên tắc

Mẫu thử được kẹp giữa ngàm kẹp hình vành khăn và màng ngăn (màng ngăn có thể giãn ra được) của thiết bị thử nghiệm tạo áp lực nén. Dưới áp lực nén tác động lên màng ngăn làm cho mẫu vải bị biến dạng đến bục (phá vỡ). Từ đó xác định được giá trị lực kháng bục là giá trị áp lực nén lớn nhất để làm mẫu thử bị bục được ghi lại trên đồ thị hoặc trên đồng hồ áp lực của thiết bị.

CHÚ THÍCH: thí nghiệm áp dụng đối với vải ĐKT không dệt, đối với vải ĐKT dệt cường độ chịu kéo không lớn hơn 40 kN/m.

5. Điều kiện phòng thử nghiệm

Việc thí nghiệm được tiến hành ở điều kiện không khí được duy trì ở độ ẩm tương đối (65 ± 5)% và nhiệt độ (21 ± 2) oC.

6. Mẫu thử

6.1 Chuẩn bị mẫu thử

6.1.1 Lấy mẫu và lựa chọn

a) Lấy mẫu đưa về phòng thử nghiệm

Lấy một đoạn vải có chiều rộng chiếm hết chiều khổ của cuộn vải và chiều dài khoảng 4,0 m theo chiều cuộn từ mỗi cuộn vải trong lô mẫu, loại bỏ không nhỏ hơn 2 m phần vải ngoài cùng của cuộn vải (mẫu có thể được lấy từ nhà máy sản xuất, kho hoặc nơi bảo quản ở hiện trường). Trong trường hợp tranh chấp, không sử dụng phần vải xung quanh lõi cuộn vải để thử nghiệm.

b) Phạm vi lựa chọn cắt mẫu thử: cắt một số mẫu thử từ mỗi đoạn vải đã được xác định theo từng hướng. Không lấy mẫu thử trong phạm vi 1 phần 20 chiều rộng của vải hoặc 150 mm tính từ mép vải (biên của cuộn vải).

6.1.2 Số lượng thử

6.1.2.1 Qui định thông thường

Trên mỗi đoạn vải cắt một tập mẫu tối thiểu 5 mẫu thử.

6.1.2.2 Khi có sự tranh chấp hoặc có quy định và thỏa thuận khác trong yêu cầu kỹ thuật, số lượng mẫu thử trong tập mẫu thử đối với một chỉ tiêu sao cho có thể có đ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8871-5:2011 về Vải địa kỹ thuật - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định áp lực kháng bục

  • Số hiệu: TCVN8871-5:2011
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2011
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản