Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9138:2012

VẢI ĐỊA KỸ THUẬT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ CHỊU KÉO CỦA MỐI NỐI

Geotextile - Test method for determination of joint tensile strength

Lời nói đầu

TCVN 9138:2012 được xây dựng trên cơ sở tham khảo ISO 10321 : 2008 - 04 - 15, Geotextiles - Tensile test for joints/seams by wide - width method và ASTM - D4884 - 09, Standard test method for strength sewn or thermally bonded seam of geotextiles.

TCVN 9138:2012 do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

VẢI ĐỊA KỸ THUẬT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ CHỊU KÉO CỦA MỐI NỐI

Geotextile - Test method for determination of joint tensile strength

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định cường độ chịu kéo của mối nối cho tất cả các loại vải địa kỹ thuật.

2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả sửa đổi, bổ xung (nếu có).

TCVN 8222:2009, Vải địa kỹ thuật - Qui định chung về lấy mẫu, thử mẫu và xử lý thống kê.

TCVN 8485:2010, Vải địa kỹ thuật - Phương pháp xác định cường độ chịu kéo và độ giãn dài.

3 Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Mối nối (joints)

Đường ghép các tấm nhỏ thành tấm lớn trong thi công, lắp đặt công trình. Đối với vải địa kỹ thuật các mối nối có thể khâu, dán hoặc ép. Mối nối có một đường gọi là nối đơn, từ hai đường trở lên gọi là nối kép.

3.2

Đường trung tâm của mối nối (central line)

Đường thẳng song song với các đường khâu, dán hoặc ép và đi qua điểm giữa của chiều rộng mối nối.

3.3 Chiều rộng của mối nối (width of joints)

Khoảng cách giữa hai đường khâu, dán hoặc ép song song nằm ở vị trí ngoài cùng về hai phía của đường trung tâm mối nối.

3.4

Cường độ chịu kéo của mối nối (tensile strength of joints)

Cường độ chịu kéo của mối nối là lực kháng kéo lớn nhất trên một đơn vị đo chiều rộng, tính bằng kilôNiutơn trên mét (kN/m) nhận được trong quá trình kéo cho tới khi mẫu thử đứt hoàn toàn.

4 Nguyên tắc

Cường độ chịu kéo của mối nối được xác định bằng cách kéo mẫu thử có kích thước nhất định theo chiều rộng với vận tốc không đổi cho tới khi đứt hoàn toàn. Các thiết bị tự ghi hoặc máy tính ghi lại lực kéo, từ đó tính ra cường độ chịu kéo của mối nối.

5 Thiết bị và dụng cụ

5.1 Thiết bị kéo

Cấu tạo, nguyên lý vận hành và yêu cầu của thiết bị kéo theo quy định của TCVN 8485:2010

5.2 Bể nước cất

Bể nước cất sử dụng để điều hòa mẫu thử trong điều kiện ướt và quá trình điều hòa mẫu trong môi trường ướt phải thỏa mãn các yếu tố quy định tại 5.6 của TCVN 8222:2009.

6 Mẫu thử

6.1 Số lượng mẫu thử

Số lượng mẫu thử trong từng trường hợp cụ thể được tính theo quy định của TCVN 8222:2009. Số lượng mẫu thử ít nhất trong mọi trường hợp là 5 mẫu.

6.2 Dạng hình học, kích thước và cách chế tạo mẫu thử

- Dạng hình học và kích thước mẫu thử chỉ dẫn tr

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9138:2012 về Vải địa kỹ thuật - Phương pháp xác định cường độ chịu kéo của mối nối

  • Số hiệu: TCVN9138:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản