VẢI ĐỊA KỸ THUẬT - PHẦN 1÷6 PHƯƠNG PHÁP THỬ
Geotextile - Part 1÷6: Standard Test Method
Mục lục
Phần 1: Xác định lực kéo giật và độ giãn dài kéo giật
Phần 2: Xác định lực xé rách hình thang
Phần 3: Xác định lực xuyên thủng CBR
Phần 4: Xác định lực kháng xuyên thủng thanh
Phần 5: Xác định áp lực kháng bục
Phần 6: Xác định kích thước lỗ biểu kiến bằng phép thử sàng khô
Lời nói đầu
TCVN 8871-1÷6:2011 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 8871-1÷6:2011 - Vải địa kỹ thuật - Phương pháp thử, gồm 6 phần:
TCVN 8871-1:2011, Phần 1: Xác định lực kéo giật và độ giãn dài kéo giật.
TCVN 8871-2:2011, Phần 2: Xác định lực xé rách hình thang.
TCVN 8871-3:2011, Phần 3: Xác định lực xuyên thủng CBR.
TCVN 8871-4:2011, Phần 4: Xác định lực kháng xuyên thủng thanh.
TCVN 8871-5:2011, Phần 5: Xác định áp lực kháng bục.
TCVN 8871-6:2011, Phần 6: Xác định kích thước lỗ biểu kiến bằng phép thử sàng khô.
TCVN 8871-1:2011
VẢI ĐỊA KỸ THUẬT - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 1: XÁC ĐỊNH LỰC KÉO GIẬT VÀ ĐỘ GIÃN DÀI KÉO GIẬT
Geotextile - Standard test method - Part 1: Geotextile - Standard test method for determining the grab strength and grab elongation
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định lực kéo giật và độ giãn dài của vải địa kỹ thuật.
TCVN 8222:2009, Vải địa kỹ thuật - Quy định chung về lấy mẫu, thử mẫu và xử lý thống kê.
3.1. Vải địa kỹ thuật (geotextile):
Vải địa kỹ thuật viết tắt là "vải ĐKT", là loại vải được sản xuất từ polyme tổng hợp, khổ rộng, dạng dệt, dạng không dệt hoặc dạng phức hợp có chức năng gia cố, phân cách, bảo vệ, lọc, tiêu thoát nước. Vải ĐKT được sử dụng cùng với các loại vật liệu khác như: đất, đá, bê tông... trong xây dựng công trình;
3.2. Vải ĐKT không dệt (non woven geotextile):
Vải ĐKT không dệt là loại vải gồm các sợi vải phân bố ngẫu nhiên (không theo một hướng nhất định nào). Các sợi vải được liên kết với nhau bằng phương pháp xuyên kim thì gọi là vải không dệt - xuyên kim (needle punched geotextile), bằng phương pháp ép nhiệt thì gọi là vải không dệt - ép nhiệt (heat bonded geotextile),bằng chất kết dính hóa học thì gọi là vải không dệt - hóa dính (chemical bonded geotextile);
3.3. Vải ĐKT dệt (woven geotextile):
Vải ĐKT dệt là loại vải được sản xuất theo phương pháp dệt trong đó các sợi vải hoặc các bó sợi được sắp xếp theo hai phương vuông góc với nhau;
3.4. Vải ĐKT phức hợp (composite geotextile):
Vải ĐKT phức hợp là loại vải được kết hợp bởi các bó sợi polyester có cường độ chịu kéo cao và độ giãn dài khi đứt nhỏ với một lớp vải không dệt có khả năng thấm nước tốt;
3.5. Chiều khổ (Cross - Machine direction):
Chiều khổ của vải ĐKT là hướng trong mặt phẳng của vải vuông góc với hướng chế tạo;
3.6. Chiều cuộn (Machine direction):
Chiều cuộn của vải ĐKT là hướng trong mặt phẳng của vải song song với hướng chế tạo.
3.7. Lực kéo giật (Grab strength)
Lực kéo giật là giá
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8871-1:2011 về Vải địa kỹ thuật - Phương pháp thử - Phần 1: Xác định lực kéo giật và độ giãn dài kéo giật
- Số hiệu: TCVN8871-1:2011
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2011
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực