Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8487 : 2010

VẢI ĐỊA KỸ THUẬT – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ THẤM XUYÊN

Geotextile - Determination of permittivity

Lời nói đầu

TCVN 8487 : 2010 được chuyển đổi từ 14 TCN 97 - 1996 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 8487 : 2010 do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

VẢI ĐỊA KỸ THUẬT – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ THẤM XUYÊN

Geotextile - Determination of permittivity

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ thấm xuyên cho tất cả các loại vải địa kỹ thuật dưới tác dụng của cột nước không đổi.

2 Tài liệu viện dẫn

TCVN 8220 : 2009, Vải địa kỹ thuật - Phương pháp xác định độ dày danh định.

TCVN 8222 : 2009, Vải địa kỹ thuật - Qui định chung về lấy mẫu, thử mẫu và xử lý thống kê.

3 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1 Vải địa kỹ thuật (Geotextile)

Vải địa kỹ thuật là các loại vải được sản xuất từ polyme tổng hợp, khổ rộng, dạng dệt, dạng không dệt, dạng phức hợp, có các chức năng: gia cố, phân cách, bảo vệ, lọc, tiêu thoát nước. Chúng được sử dụng với các vật liệu khác như: đất, đá, bê tong,… trong xây dựng công trình.

3.2 Thấm xuyên (Permittivity)

Thấm xuyên là dòng thấm xuyên qua và vuông góc với bề mặt mẫu thử.

4 Nguyên tắc

Độ thấm xuyên được xác định bởi lưu lượng dòng chảy thường dưới cột nước không đổi, vuông góc với bề mặt của một lớp vải địa kỹ thuật không chịu tải trọng.

5 Thiết bị, dụng cụ và thuốc thử

5.1 Tiêu chuẩn của nước dùng cho việc thử

- Nước dùng cho việc thử phải được loại bỏ hoàn toàn các chất cặn cơ học và khử bọt khí trong chân không, hàm lượng ôxy hòa tan không vượt quá 10 mg / lít và hàm lượng này được xác định tại điểm trước khi vào thiết bị đo.

- Nhiệt độ của nước dùng cho việc thử được khống chế từ 180C đến 220C. Khi tính toán kết quả thử nhiệt độ nước được hiệu chỉnh về 200C.

5.2 Thiết bị, dụng cụ

Thiết bị đo độ thấm xuyên của vải địa kỹ thuật có dạng ống tròn hình chữ U. Sơ đồ nguyên lý thiết bị đo độ thấm xuyên dưới cột nước không đổi mô tả ở Hình 1

Yêu cầu kỹ thuật của thiết bị:

5.2.1 Đường kính trong của ống chứa mẫu phải bằng hoặc lớn hơn 50mm.

5.2.2 Thiết bị phải có bộ phận cung cấp, khống chế và ổn định lưu lượng nước, đồng thời có thể điều chỉnh vận tốc dòng chảy từ 0,00 m/s đến 0,035 m/s. Bộ phận này có thể là van điều chỉnh vận tốc dòng chảy hoặc các phương tiện thay đổi chiều cao cột nước.

5.2.3 Các ống đo áp pizomet bố trí trước và sau mẫu thử để đo sự hao tổn chiều cao cột nước có phạm vi đo từ 0,0 mm đến 75 mm với độ chính xác đến 0,2 mm. Trong trường hợp hao tổn chiều cao cột nước nhỏ có thể sử dụng áp kế rượu cồn.

5.2.4 Lưới đỡ mẫu có đường kính sợi 1 mm và cỡ mắt lưới 10 mm ± 1 mm có tác dụng giữ cho mẫu thử luôn ở trạng thái ổn định, không bị phình hoặc vặn do áp lực dòng chảy trong quá trình thử.

5.2.5 Thiết bị đo hàm lượng ôxy hòa tan trong nước có độ chính xác đến 0,1 mg / lít

5.2.6 Đồng hồ bấm giây có độ chính xác đến 0,1 s

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8487:2010 về Vải địa kỹ thuật - Phương pháp xác định độ thấm xuyên

  • Số hiệu: TCVN8487:2010
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2010
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản