14TCN 95 - 1996
VẢI ĐỊA KỸ THUẬT
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN CHỊU KÉO VÀ ĐỘ DÃN DÀI
MỤC LỤC
1. Nguyên tắc thử
2. Thiết bị và thuốc thử
3. Chuẩn bị các mẫu thử.
4. Trình tự thử.
5. Tính toán
6. Báo cáo
VẢI ĐỊA KỸ THUẬT
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN CHỊU KÉO VÀ ĐỘ DÃN DÀI
Geotextile
Test method for determination of tensile strength and elongation
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thứ độ bền kéo đứt và xác định độ dãn dài của vải địa kỹ thuật
Mẫu được kẹp chặt ngang chiều rộng trong các hàm của máy thử kéo có vận tốc kéo không đổi. Kéo mẫu cho tới khi bị đứt đồng thời ghi lại các tính chất kéo khác của các mẫu thử.
Thiết bị và các loại thuốc thử yêu cầu như sau:
a) Máy thử kéo với tốc độ kéo không đổi và có vận tốc kéo là 20mm/phút. Máy phải có bộ phận ghi kết quả tự động, có bút ghi hoặc máy tính để ghi đầy đủ đường cong của lực kéo căng. Đối với các máy không có bộ phận ghi tự động thì cần có những dụng cụ thích hợp cho phép đọc được giá trị của lực thử và độ kéo căng ứng với một số điểm trước khi mẫu bị đứt. Các hàm kẹp của máy phải rộng hơn chiều rộng của mẫu thử ít nhất 10mm và ngăn chặn được sự dính của mẫu thử. Các hàm kẹp không được làm hư mẫu thử.
Ghi chú:
1. Các hàm kiểu phẳng, thường được bố trí thêm bàn kẹp nhỏ G được đặt tại X1 và X2 như trên hình 1, được sử dụng để kẹp các mẫu dải rộng một cách chắc chắn.
2. Cũng có thể dùng các loại hàm phẳng kiểu kẹp hơi hoặc kiểu thủy lực kích thước thích hợp.
b) Dụng cụ để đo diện tích, như 1 bộ phận đồng bộ của máy thử kéo hoặc dụng cụ riêng đo diện tích.
c) Nước ion hóa và tác nhân làm ướt phi ion hóa.
d) Bể nước duy trì nhiệt độ ở 20 ± 2°C.
3. Chuẩn bị các mẫu thử
3.1. Lấy mẫu: Tối thiểu phải lấy 10 mẫu theo tiêu chuẩn 14TCN 91-1996.
Các mẫu phải được cắt như sau:
a) Tối thiểu 5 mẫu có kích thước rộng hơn theo phương dọc của máy.
b) Tối thiểu 5 mẫu có kích thước rộng hơn theo phương ngang của máy.
3.2. Kích thước các mẫu thử:
3.2.1. Khi thử trong điều kiện điều hòa ướt và điều hòa khí quyển:
Khi thử trong điều kiện điều hòa khí quyển, mỗi mẫu sẽ được chuẩn bị sao cho có chiều rộng 200mm (trừ mép bị rối khi sử dụng). Chiều dài của mẫu phụ thuộc vào kiểu của hàm sẽ dùng, nhưng đối với tất cả các kiểu hàm chọn độ dài sao cho các đầu của mẫu kẹp vào hàm không nhỏ hơn 20mm.
Đối với vải địa kỹ thuật dệt, cách tạo mẫu như sau: cắt mẫu rộng 220mm và loại bỏ những sợi rối từ hai phía, mỗi phía một sợi, cho tới khi chiều rộng của mẫu giảm tới 200mm. Chiều rộng của mẫu thử được cắt song song hoặc vuông góc với phương chế tạo tương ứng.
3.2.2. Khi thử trong điều kiện điều hòa khí quyển.
Khi yêu cầu thử các tính chất kéo đối với cả mẫu điều hòa ướt và điều hòa không khí thì mỗi mẻ mẫu sẽ được lấy dài ít nhất gấp đôi độ dài yêu cầu đối với việc thử trong không khí (xem Điều 3.2.1). M
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 22TCN 248:1998 về vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8220:2009 về vải địa kỹ thuật − phương pháp xác định độ dày danh định
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8221:2009 về vải địa kỹ thuật − Phương pháp xác định khối lượng trên đơn vị diện tích
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8485:2010 về Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định cường độ chịu kéo và độ giãn dài
- 5Tiêu chuẩn ngành 14TCN91:1996 về Vải địa kỹ thuật - Quy định chung về lấy mẫu, thử mẫu và xử lý thống kê
Tiêu chuẩn ngành 14TCN 95:1996 về Vải địa kỹ thuật phương pháp xác định độ bền chịu kéo và độ giãn dài
- Số hiệu: 14TCN95:1996
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 14/02/1996
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực