Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUN NGÀNH

14TCN 96 - 1996

VẢI ĐỊA KỸ THUẬT

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

SỨC CHỊU CHỌC THỦNG

(PHƯƠNG PHÁP RƠI CÔN)

 

MỤC LỤC

1. Thiết bị

2. Chuẩn bị các mẫu thử

3. Trình tự thử

4. Tính toán

5. Báo cáo

VẢI ĐỊA KỸ THUẬT
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
SỨC
CHỊU CHỌC THỦNG
(PHƯƠNG PHÁP RƠI CÔN)

GEOTEXTILE
TEST METHOD FOR DETERMINATION OF PUNCTURE RESISTANCE
(DROP CONE METHOD)

Tiêu chuẩn này xác định sức chịu chọc thủng của vải địa kỹ thuật theo phương pháp rơi côn

1. Thiết bị:

Yêu cầu những thiết bị sau đây:

a) Thiết bị đánh dấu và cắt: Khuôn để lấy mẫu (xem hình 1) làm bằng chất dẻo hay kim loại, bút dao hoặc kéo cắt.

b) Cụm dẫn hướng (xem hình 2) để đo mẫu trong khi kẹp.

c) Các vòng kẹp (hình 3 và 4). Các vòng được khắc rãnh và răng đồng tâm để tránh dính mẫu. Đánh dấu lỗ bulông vào vị trí của răng và rãnh một cách cẩn thận. Các vòng được kẹp bằng các bulông (xem hình 5). Một trụ có đường kính tối thiểu bằng 150mm và cao tối thiểu 150mm để giữ các vòng kẹp khi thử. Đáy của trụ có đệm bằng nỉ hay gỗ mềm để tránh hỏng côn trong trường hợp côn xuyên thủng mẫu.

d) Côn thử để thả rơi có khối lượng 1 Kg ± 1g, mũi nhọn 45° và đường kính lớn nhất bằng 50mm, làm từ thép không gỉ (xem hình 7 và 8).

Chú ý:

Cần thận trọng để mũi nhọn côn không tiếp xúc với tấm đáy trụ hoặc đất khi côn xuyên qua vải hoặc bị bật khỏi bề mặt vải, làm hư hỏng côn. Côn phải được giữ sạch, có mặt chóp không bị xước mẻ. Nếu côn có hư hỏng điểm hay bề mặt côn thì phải loại bỏ.

e) Cơ cấu thả thích hợp để cho côn rơi, chẳng hạn dùng kéo để cắt dây hay dùng bộ trượt cơ học. Cơ cấu trượt sẽ cho phép côn rơi do mà không bị xoay.

g) Côn đo (dùng để đo lỗ thủng), có khối lượng 1kg ± 10g, đường kính 50mm, làm từ thép không gỉ và được khắc vạch chia độ (xem hình 6). Hình 7 là sơ đồ thử điển hình.

Ghi chú:

1. Thiết bị phải được bố trí sao cho côn rơi đúng vào tâm của mẫu với dung sai cho phép ± 5mm.

2. Đề phòng côn bị nẩy lên, tạo thành sự xuyên thủng thứ cấp tại các lỗ thủng ban đầu nên dùng các thanh dn hướng. Chẳng hạn dùng ống dẫn hình trụ có khe hở nhỏ nhất tới côn 3mm. Có thể dùng côn có trọng tâm thấp (kiểu hình 8) để đạt được kết quả tốt hơn do côn nẩy đu.

2. Chuẩn bị các mẫu thử:

2.1. Lấy mẫu: Tối thiểu lấy 10 mẫu theo 14TCN 91-1996 để thử. Mỗi mẫu có hình tròn đường kính 195mm. Nên dùng các cữ để vạch ký hiệu và cắt mẫu. Chú ý không để mẫu bị kéo hay bị nhăn khi cắt.

2.2. Tạo điều kiện th:

Mẫu được điều hòa trong không khí hay điều hòa ướt tùy theo yêu cầu và phải phù hợp với 14TCN 91-1996

2.3. Chọn độ cao rơi c

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 14TCN 96:1996 về Vải địa kỹ thuật phương pháp xác định chịu chọc thủng (phương pháp rơi côn)

  • Số hiệu: 14TCN96:1996
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 14/02/1996
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản