Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 13397:2021
GĂNG TAY KHÁM BỆNH SỬ DỤNG MỘT LẦN LÀM TỪ LATEX CAO SU CÓ HÀM LƯỢNG PROTEIN THẤP - QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Single-use medical examination gloves from low protein rubber latex - Specifications
TCVN 13397:2021 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC45 Cao su và sản phẩm cao su biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Găng tay y tế là một trong những sản phẩm được sử dụng phổ biến trong y tế cũng như trong nhiều ngành nghề sản xuất khác. Găng tay y tế hiện nay đã trở thành một vật dụng bảo hộ phổ biến trong cộng đồng, giúp phòng chống tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại, chống nhiễm khuẩn,... bảo vệ cho sức khỏe con người. Đối với ngành y tế thì găng tay là vật dụng cần thiết và bắt buộc của các y, bác sĩ khi tiếp xúc với bệnh nhân, các dụng cụ y tế trong khi làm việc để tránh lây nhiễm bệnh.
Găng tay được sản xuất từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau, có thể từ latex cao su, cao su tổng hợp hoặc từ chất dẻo. Do các đặc tính kháng nước, tính cách điện, tính dẻo, tính đàn hồi và thân thiện với môi trường nên găng tay được làm từ latex cao su thiên nhiên được sử dụng với số lượng lớn.
Tuy nhiên, găng tay sản xuất từ latex cao su do có hàm lượng protein cao nên tồn tại những nhược điểm như:
- gây dị ứng da khi sử dụng tiếp xúc với người có cơ địa dị ứng protein;
- protein bị phân hủy cũng gây nên mùi khó chịu trong quá trình bảo quản và sử dụng sản phẩm;
- găng tay dễ bị nấm mốc do protein trong latex cao su có khả năng hấp thụ nước cao.
Để khắc phục những tồn tại trên, hiện nay, các nhà sản xuất găng tay cao su đang hướng tới sản xuất găng tay từ latex cao su chứa một lượng rất nhỏ protein còn gọi là “găng tay làm từ latex cao su có hàm lượng protein thấp".
GĂNG TAY KHÁM BỆNH SỬ DỤNG MỘT LẦN LÀM TỪ LATEX CAO SU CÓ HÀM LƯỢNG PROTEIN THẤP - QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Single-use medical examination gloves from low protein rubber latex - Specifications
CẢNH BÁO: Những người sử dụng tiêu chuẩn này phải có kinh nghiệm làm việc trong phòng thử nghiệm thông thường. Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề an toàn liên quan khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn phải có trách nhiệm thiết lập các biện pháp an toàn và bảo vệ sức khỏe phù hợp với các quy định pháp lý hiện hành.
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với găng tay latex cao su có hàm lượng protein thấp, được bao gói tiệt khuẩn hoặc bao gói không tiệt khuẩn, sử dụng một lần dùng trong khám bệnh và trong các quy trình chẩn đoán hoặc điều trị nhằm bảo vệ bệnh nhân và người sử dụng tránh bị nhiễm khuẩn chéo.
Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho găng tay cao su dùng để xử lý các vật liệu y tế nhiễm bẩn và găng tay có bề mặt nhẵn hoặc nhám trên toàn bộ hoặc một phần găng tay.
Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng làm tham chiếu đối với các tính năng và độ an toàn của găng tay cao su khám bệnh. Tiêu chuẩn này không quy định các vấn đề sử dụng an toàn thích hợp của găng tay khám bệnh và quy trình tiệt khuẩn với các quy trình xử lý, bao gói và bảo quản tiếp theo.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 1592 (ISO 23529), Cao su - Quy trình chung để chuẩn bị và ổn định mẫu thử cho phương pháp thử vật lý
TCVN 2229 (ISO 188), Cao su lưu hoá hoặc nhiệt dẻo - Phép thử già hóa tăng tốc và độ chịu nhiệt
TCVN 4509 (ISO 37), Cao
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6344:2007 (ISO 10282:2002) về Găng tay cao su phẫu thuật vô khuẩn sử dụng một lần - Yêu cầu kỹ thuật
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8838-1:2011 (ISO 13999-1:1999) về Trang phục bảo vệ - Găng tay và bao bảo vệ cánh tay chống cắt và đâm bởi dao cầm tay – Phần 1: Găng tay và bao bảo vệ cánh tay làm bằng lưới kim loại
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8838-2:2011 (ISO 13999-2:2003) về Trang phục bảo vệ - Găng tay và bao bảo vệ cánh tay chống cắt và đâm bởi dao cầm tay – Phần 2: Găng tay và bao bảo vệ cánh tay làm bằng vật liệu không phải là lưới kim loại
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2229:2007 (ISO 188 : 1998) về Cao su, lưu hoá hoặc nhiệt dẻo - Phép thử già hoá nhanh và độ chịu nhiệt
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6343-1:2007 (ISO 11193-1 : 2002, With Amendment 1 : 2007) về Găng khám bệnh sử dụng một lần - Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật đối với găng làm từ latex cao su hoặc cao su hoà tan
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6344:2007 (ISO 10282:2002) về Găng tay cao su phẫu thuật vô khuẩn sử dụng một lần - Yêu cầu kỹ thuật
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6916-1:2008 (ISO 15223-1 : 2007, Amd.1 : 2008) về Trang thiết bị y tế - Ký hiệu sử dụng với nhãn trang thiết bị y tế, ghi nhãn và cung cấp thông tin - Phần 1: Yêu cầu chung
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7391-1:2004 (ISO 10993-1:2003) về Đánh giá sinh học trang thiết bị y tế - Phần 1: Đánh giá và thử nghiệm
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7391-2:2005 (ISO 10993-2:1992) về Đánh giá sinh học trang thiết bị y tế - Phần 2: Yêu cầu sử dụng động vật
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7391-3:2005 (ISO 10993-3:2003) về Đánh giá sinh học trang thiết bị y tế - Phần 3: Phép thử độc tính di truyền, khả năng gây ung thư và độc tính sinh sản
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7391-4:2005 (ISO 10993-4 : 2002) về Đánh giá sinh học trang thiết bị y tế - Phần 4: Chọn phép thử tương tác với máu
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7391-5:2005 (ISO 10993-5:1999) về Đánh giá sinh học trang thiết bị y tế - Phần 5: Phép thử độc tính tế bào in vitro
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7391-6:2007 (ISO 10993-6:1994) về Đánh giá sinh học đối với trang thiết bị y tế - Phần 6: Phép thử hiệu ứng tại chỗ sau cấy ghép
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7391-10:2007 (ISO 10993-10:2002, With Amendment 1:2006) về Đánh giá sinh học đối với trang thiết bị y tế - Phần 10: Phép thử kích thích và quá mẫn muộn
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7391-11:2007 (ISO 10993-11:2006) về Đánh giá sinh học đối với trang thiết bị y tế - Phần 11: Phép thử độc tính toàn thân
- 13Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7391-12:2007 (ISO 10993-12:2002) về Đánh giá sinh học đối với trang thiết bị y tế - Phần 12: Chuẩn bị mẫu và vật liệu chuẩn
- 14Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7391-14:2007 (ISO 10993-14:2001) về Đánh giá sinh học đối với trang thiết bị y tế - Phần 14: Nhận dạng và định lượng sản phẩm phân huỷ từ gốm sứ
- 15Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7391-15:2007 (ISO 10993-15:2000) về Đánh giá sinh học đối với trang thiết bị y tế - Phần 15: Nhận dạng và định lượng sản phẩm phân huỷ từ kim loại và hợp kim
- 16Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7391-16:2007 (ISO 10993-16:1997) về Đánh giá sinh học đối với trang thiết bị y tế - Phần 16: Thiết kế nghiên cứu độc lực cho sản phẩm phân huỷ và ngâm chiết
- 17Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7391-17:2007 (ISO 10993-17:2002) về Đánh giá sinh học đối với trang thiết bị y tế - Phần 17: Thiết lập giới hạn cho phép của chất ngâm chiết
- 18Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7391-18:2007 (ISO 10993-18:2005) về Đánh giá sinh học đối với trang thiết bị y tế - Phần 18: Đặc trưng hoá học của vật liệu
- 19Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7790-1:2007 (ISO 2859-1: 1999) về Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định tính - Phần 1: Chương trình lấy mẫu được xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra từng lô
- 20Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8838-1:2011 (ISO 13999-1:1999) về Trang phục bảo vệ - Găng tay và bao bảo vệ cánh tay chống cắt và đâm bởi dao cầm tay – Phần 1: Găng tay và bao bảo vệ cánh tay làm bằng lưới kim loại
- 21Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8838-2:2011 (ISO 13999-2:2003) về Trang phục bảo vệ - Găng tay và bao bảo vệ cánh tay chống cắt và đâm bởi dao cầm tay – Phần 2: Găng tay và bao bảo vệ cánh tay làm bằng vật liệu không phải là lưới kim loại
- 22Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10529:2014 (ISO 12243:2003, With Amendment 1:2012) về Găng tay y tế làm từ latex cao su thiên nhiên - Xác định protein chiết xuất được với nước bằng phương pháp Lowry cải biến
- 23Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1592:2018 (ISO 23529:2016) về Cao su - Quy trình chung để chuẩn bị và ổn định mẫu thử cho các phương pháp thử vật lý
- 24Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4509:2020 (ISO 37:2017) về Cao su lưu hoá hoặc nhiệt dẻo - Xác định các tính chất ứng suất - Giãn dài khi kéo
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13397:2021 về Găng tay khám bệnh sử dụng một lần làm từ latex cao su có hàm lượng protein thấp - Quy định kỹ thuật
- Số hiệu: TCVN13397:2021
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2021
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra