Hệ thống pháp luật

Điều 10 Tiêu chuẩn ngành TCN 68-174:1998 về quy phạm chống sét và tiếp đất cho các công trình viễn thông do Tổng cục Bưu điện ban hành

Điều 10: Quy định lựa chọn thiết bị chống sét trên đường điện lưới.

1. Lựa chọn thiết bị cắt sét (bảo vệ sơ cấp).

Thiết bị cắt sét trên đường điện được lựa chọn phải thoả mãn các yêu cầu như sau:

a. Thiết bị được chế tạo theo một trong các modul bảo vệ sau:

- “Dây pha - Dây trung tính” và “Dây trung tính - Đất”;

- “Dây pha - Dây trung tính”, “Dây pha - Đất” và “Dây trung tính - Đất”.

- “Dây pha - Dây pha”, “Dây pha - Đất” và “Dây trung tính - Đất”.

- “ Dây pha - Đất” và “Dây trung tính - Đất”.

b. Thiết bị phải có điện áp làm việc lớn nhất theo quy định:

- (275 - 277) Vrms / AC giữa dây pha và dây trung tính;

- (475 - 480) Vrms / AC giữa dây pha và dây pha.

c. Tần số làm việc cho phép của thiết bị là 50 Hz.

d. Thời gian nhạy đáp của thiết bị cắt sét không lớn hơn 25 ns.

e. Khả năng thoát dòng xung sét dạng sóng 8/20  với 12 xung lặp có biên độ không nhỏ hơn 20 kA.

f. Thiết bị có khả năng làm việc bình thường trong giải nhiệt độ môi trường từ 0oC đến 65oC.

g. Thiết bị có khả năng làm việc bình thường trong giải độ ẩm môi trường từ 5 đến 95 %.

h. Có các hệ thống báo hiệu giám sát khả năng làm việc của thiết bị chống sét sơ cấp.

i. Thiết bị phải có vỏ hộp bọc kín bảo đảm an toàn cho con người khi đến gần.

j. Các Varistor Oxid kim loại (MOV) trong các thiết bị chống sét sơ cấp phải bảo đảm khả năng hấp thụ năng lượng sét cao, thỏa mãn Tiêu chuẩn Ngành TCN 68 - 167: 1997.

2. Lựa chọn thiết bị cắt và lọc sét.

Thiết bị cắt và lọc sét trên đường điện lưới được lựa chọn phải thoả mãn các yêu cầu như sau:

a. Thiết bị được chế tạo phải theo một trong các modul bảo vệ sau:

- “Dây pha - Dây trung tính” và “Dây trung tính - Đất” ;

- “Dây pha - Dây trung tính”, “Dây pha - Đất” và “Dây trung tính - Đất”;

- “Dây pha - Dây pha”, “Dây pha - Đất” và “Dây trung tính - Đất”.

- “Dây pha - Đất” và “Dây trung tính - Đất”.

b. Thiết bị phải có điện áp làm việc lớn nhất theo quy định:

- (275- 277) Vrms / AC giữa dây pha và dây trung tính;

- (475 - 480)Vrms / AC giữa dây pha và dây pha.

c. Tần số làm việc cho phép của thiết bị là 50 Hz.

d. Thời gian nhạy đáp của thiết bị chống sét thứ cấp không quy định vì phụ thuộc vào điện cảm của mắt lọc.

e. Thiết bị chống sét thứ cấp phải có lọc. Tần số cắt của các bộ lọc trong thiết bị chống sét thứ cấp được chọn nằm trong giải tần số từ 300 Hz đến 3400 Hz, thường là 800 Hz. Bộ lọc trong các thiết bị chống sét thứ cấp gồm các điện cảm và tụ điện, phải bảo đảm triệt hoàn toàn các đột biến xung và làm suy giảm nhiễu trên các mạch “dây - dây” và “dây - đất”. Cuộn cảm phải bảo đảm không bị bão hoà trong quá trình làm việc.

f. Khả năng thoát dòng xung sét 8/20  với 12 xung lặp có biên độ không nhỏ hơn 5 kA.

g. Thiết bị có khả năng làm việc bình thường trong giải nhiệt độ môi trường từ 0oC đến 65oC.

h. Thiết bị có khả năng làm việc bình thường trong giải độ ẩm môi trường từ 5 đến 95 %.

i. Phải có các hệ thống báo hiệu giám sát khả năng làm việc của thiết bị chống sét thứ cấp.

j. Thiết bị phải có vỏ hộp bọc kín bảo đảm an toàn cho con người khi đến gần.

k. Thiết bị chống sét thứ cấp phải chọn loại có nhiều mức bảo vệ khác nhau.

l. Các MOV và SAD trong các thiết bị cắt và lọc sét phải bảo đảm khả năng hấp thụ năng lượng sét cao, thoả mãn Tiêu chuẩn Ngành TCN 68 -167:1997 “Thiết bị chống quá áp, quá dòng do ảnh hưởng của sét và đường dây tải điện”.

Tiêu chuẩn ngành TCN 68-174:1998 về quy phạm chống sét và tiếp đất cho các công trình viễn thông do Tổng cục Bưu điện ban hành

  • Số hiệu: TCN68-174:1998
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 19/12/1998
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 02/07/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH