Chương 5 Tiêu chuẩn ngành TCN 68-174:1998 về quy phạm chống sét và tiếp đất cho các công trình viễn thông do Tổng cục Bưu điện ban hành
THI CÔNG LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CHỐNG SÉT VÀ HỆ THỐNG TIẾP ĐẤT
MỤC 1. QUY ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH TRƯỚC KHI LẮP ĐẶT CÁC HỆ THỐNG, THIẾT BỊ CHỐNG SÉT
Điều 23: Trước khi lắp đặt mọi thiết bị chống sét phải được kiểm định và lập thành biên bản.
MỤC 2. LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHỐNG SÉT ĐÁNH TRỰC TIẾP BẢO VỆ NHÀ VÀ CỘT ANTEN VIỄN THÔNG
Điều 24: Các điện cực thu sét Franklin, các điện cực phát tiên đạo sớm và dàn phân tán năng lượng sét phải được lắp nhô lên cao phía trên đối tượng được bảo vệ. Các điện cực này phải được gia cố vững chắc đề phòng gió bão gây gãy đổ.
Điều 25: Dây thoát sét trong hệ thống chống sét đánh trực tiếp bảo vệ các cột anten viễn thông (khi không dùng thân cột làm dây dẫn) phải được đặt trong lòng cột tháp. Cứ cách từ 1 đến 2 m phải bắt chặt dây thoát sét vào thân tháp.
Điều 26: Đối với hệ thống chống sét đánh trực tiếp dùng điện cực Franklin cho các nhà trạm viễn thông kích thước lớn, phải dùng nhiều dây thoát sét. Khoảng cách giữa các dây thoát sét là 30 m dọc theo chu vi nhà trạm. Các dây thoát sét phải được gắn chặt vào tường và được đặt ở nơi an toàn tránh nguy hiểm cho con người.
Điều 27: Lắp đặt các hệ thống chống sét phát tiên đạo sớm và dàn phân tán năng lượng sét theo quy định kỹ thuật của thiết bị, hệ thống.
MỤC 3. CHỐNG SÉT TRÊN CÁC ĐƯỜNG DÂY THÔNG TIN
Điều 28: Lắp đặt dây chống sét ngầm bảo vệ cáp chôn (cáp sợi quang hoặc cáp kim loại).
1. Để giảm nhỏ hư hỏng cáp chôn ta dùng các dây chống sét ngầm. Dây chống sét ngầm bằng đồng hoặc lưỡng kim phải có đường kính không nhỏ hơn 4 mm, hoặc nhiều sợi dây thép mạ kẽm phải có tổng diện tích tiết diện không nhỏ hơn 38 mm2.
2. Quy định bảo vệ các hệ thống cáp chôn dựa vào điện trở suất của đất như sau:
a. Không cần dùng dây chống sét ngầm khi r < 100 Wm;
b. Dùng một dây chống sét ngầm khi r = 100 Wm ÷ 1000 Wm;
c. Dùng 2 dây chống sét ngầm hoặc dùng loại cáp có vỏ bọc bằng kim loại khi r = 1000 Wm ÷ 3000 Wm;
d. Đặt cáp trong các ống thép khi r > 3000 Wm;
e. Các dây chống sét ngầm được đặt song song ở phía trên, dọc theo tuyến và cách cáp chôn một khoảng bằng 30 cm;
f. Khi vỏ kim loại của cáp được bọc một lớp vỏ bằng chất dẻo (PE, PVC) có độ bền điện môi cao, không nối dây che chắn với vỏ kim loại cáp.
Điều 29: Tiếp đất vỏ che chắn cáp đồng trục.
Để ngăn ngừa ảnh hưởng điện trường hoặc ảnh hưởng từ trường của dông sét phải thực hiện tiếp đất vỏ cáp đồng trục. Việc tiếp đất vỏ cáp đồng trục có thể tiến hành theo các cách như sau:
1. Tiếp đất vỏ cáp đồng trục ở một đầu (xem hình 5a).
Mạch tiếp đất này có khả năng chống ảnh hưởng điện, không có khả năng làm yếu đi ảnh hưởng của từ trường tạp âm dông sét.
2. Tiếp đất vỏ cáp đồng trục ở cả hai đầu (xem hình 5b).
Mạch tiếp đất này có khả năng chống ảnh hưởng điện trường và từ trường tạp âm dông sét. Cách bảo vệ này sẽ có hiệu quả hơn nếu không tạo ra mạch vòng tiếp đất.
3. Tiếp đất vỏ cáp đồng trục ở một đầu, tải đối diện nối với vỏ và không nối đất (xem hình 5c).
Mạch tiếp đất này có khả năng chống ảnh hưởng điện trường và có độ phòng vệ chống ảnh hưởng từ trường dông sét trội hơn cả nhờ giảm nhỏ diện tích khung dây “Lõi cáp - Đất”.
(c)
Hình 5: Tiếp đất vỏ kim loại trong cáp đồng trục.
Điều 30: Chống sét trên đường dây viễn thông bằng kim loại:
Chống sét trên các đường dây viễn thông bằng kim loại được thực hiện như sau:
1. Dùng cáp có vỏ bọc kim loại bên ngoài.
2. Khi lắp đặt cáp phải lợi dụng các đặc tính che chắn tự nhiên của các hệ thống thu sét.
3. Lắp các thiết bị chống sét tại giao diện cáp với thiết bị.
4. Thực hiện tiếp đất vỏ kim loại cáp, dây treo cáp hợp lý. Nếu là cáp đồng trục thì phải theo quy định tiếp đất như đã nêu ở điều 28.
5. Cáp đối xứng bằng kim loại trong mạng máy tính phải được lắp các thiết bị bảo vệ tại giao diện máy và đường dây.
6. Cáp nối từ nhà đặt thiết bị truyền dẫn (vi ba) sang nhà đặt thiết bị chuyển mạch dài trên 30 m phải chôn ngầm hoặc đặt trong máng cáp được tiếp đất tốt và phải lắp các thiết bị bảo vệ tại giao diện cáp và thiết bị viễn thông.
MỤC 4. LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CHỐNG SÉT TRÊN ĐƯỜNG ĐIỆN LƯỚI
Điều 31: Trên các đường điện lưới cung cấp điện cho các thiết bị viễn thông phải áp dụng kết hợp các biện pháp chống sét như sau:
1. Sử dụng cáp điện lực có lưới che chắn được tiếp đất tốt hoặc chôn ngầm.
2. Lợi dụng các che chắn tự nhiên cho các đường điện lưới trong quá trình lắp đặt.
3. Sử dụng mạng điện lưới TN-S cung cấp cho các thiết bị viễn thông.
4. Lắp đặt các thiết bị chống sét trên các đường điện lưới.
Điều 32: Phải lắp các thiết bị chống sét trên đường dây trung và cao áp trước khi vào trạm biến thế điện. Ngưỡng cắt sét của thiết bị chống sét trên các đường dây trung và cao áp này được lựa chọn tuỳ thuộc vào cấp điện áp của đường dây nhưng thiết bị cắt sét phải có khả năng thoát dòng sét dạng sóng 8/20 không nhỏ hơn 100 kA.
Điều 33: Phải lắp các thiết bị chống sét ngay trên đường điện lưới trong các trạm biến thế điện hạ áp. Điện áp làm việc cực đại của thiết bị chống sét không lớn hơn 600 V.
Điều 34: Tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của thiết bị sử dụng năng lượng điện, có thể lắp nhiều cấp chống sét tiếp theo trên đường điện lưới. Nhưng trong mọi trường hợp, nhất thiết phải lắp thiết bị chống sét tại chỗ đường điện lưới chính vào nhà trạm viễn thông.
Điều 35: Thiết bị chống sét lắp tại chỗ đường điện lưới vào nhà trạm viễn thông được lựa chọn tuỳ thuộc vào đặc điểm của sét xuất hiện trong khu vực, nhưng phải bảo đảm khả năng thoát dòng sét không nhỏ hơn 20 kA. Cấp chống sét này đối với thiết bị viễn thông thường được gọi là cấp sơ cấp (SC). Cấp sơ cấp có thể sử dụng loại thiết bị chống sét có hoặc không có lọc.
Điều 36: Sau cấp sơ cấp (SC) phải lắp ít nhất một cấp thứ cấp (TC). Thiết bị chống sét ở các cấp thứ cấp phải bảo đảm khả năng thoát dòng sét đến 20 kA. Cấp bảo vệ thứ cấp nhất thiết phải chọn loại có lọc. Số cấp thứ cấp được quyết định bởi người quản lý khai thác và tầm quan trọng của các thiết bị viễn thông sử dụng năng lượng điện.
Lắp đặt bảo vệ tối thiểu trên đường điện lưới vào nhà trạm viễn thông như quy định ở hình 6.
Ghi chú: SC - Bảo vệ sơ cấp
TC - Bảo vệ thứ cấp
Hình 6: Lắp đặt bảo vệ tối thiểu trên đường điện lưới vào nhà trạm viễn thông.
Điều 37: Trường hợp đường điện lưới vào một nhà chính rồi tiếp tục dẫn sang một nhà phụ khác, nếu đường điện lưới từ nhà phụ đến nhà chính dài trên 30 m phải lắp thiết bị chống sét sơ cấp trên đoạn đường điện lưới giữa nhà chính và nhà phụ như quy định trên hình 7.
Ghi chú: SC - Bảo vệ sơ cấp
TC - Bảo vệ thứ cấp
Hình 7: Lắp đặt bảo vệ đoạn đường điện lưới giữa hai nhà.
Điều 38: Các trạm viễn thông vừa dùng điện lưới vừa dùng điện máy nổ, nếu máy nổ đặt ở trong cùng nhà trạm viễn thông, phải tuân theo quy định bảo vệ như trình bày trên hình 8. Cầu dao chuyển điện lưới sang điện máy nổ phải bảo đảm cắt hoàn toàn điện lưới, kể cả cắt dây trung tính để đề phòng dòng sét lan truyền theo dây trung tính gây quá áp do tăng thế đất
Hình 8: Lắp đặt bảo vệ khi máy nổ nằm trong nhà trạm viễn thông của trạm
Điều 39: Nếu nhà đặt máy nổ riêng và đường dây từ nhà máy nổ đến nhà trạm viễn thông dài trên 30 m thì phải áp dụng một trong hai cách bảo vệ đoạn đường dây giữa hai nhà như sau:
1. Khi đường điện lưới vào nhà trạm viễn thông phải tuân theo quy định lắp đặt bảo vệ như trình bày trên hình 9.
2. Khi đường điện lưới vào nhà đặt máy nổ phải tuân theo quy định lắp đặt
Hình 9: Bảo vệ đường dây giữa nhà máy nổ và nhà trạm viễn thông dài
Hình 10: Lắp đặt bảo vệ đường dây giữa nhà đặt máy nổ và nhà trạm viễn thông dài trên 30 m khi đường điện lưới vào nhà máy nổ.
MỤC 5. QUY ĐỊNH VỀ THI CÔNG CÁC HỆ THỐNG TIẾP ĐẤT
Điều 40: Đơn vị thi công hệ thống tiếp đất phải thực hiện:
1. Thi công theo đúng thiết kế.
2. Thi công theo đúng trình tự được trình bày chi tiết trong phụ lục D.
MỤC 6. QUY ĐỊNH VỀ LIÊN KẾT CÁC HỆ THỐNG TIẾP ĐẤT CÓ CHỨC NĂNG KHÁC NHAU TRONG KHU VỰC NHÀ TRẠM
Điều 41: Nguyên tắc thực hiện.
Mạng tiếp đất của một khu vực nhà trạm viễn thông phải là một mạng tiếp đất duy nhất hoặc thống nhất và đẳng thế. Mạng tiếp đất đó được thực hiện bằng một trong hai phương pháp sau:
1. Mạng tiếp đất được xây dựng trên cơ sở thực hiện liên kết các hệ thống tiếp đất có chức năng khác nhau.
2. Mạng tiếp đất là một hệ thống tiếp đất dùng chung cho tất cả các chức năng.
Điều 42: Những quy định về liên kết các hệ thống tiếp đất có các chức năng khác nhau.
1. Thực hiện mạng tiếp đất bằng sự liên kết các hệ thống tiếp đất có chức năng khác nhau trong những điều kiện sau:
a. Đã có hệ thống tiếp đất viễn thông thực hiện chức năng tiếp đất công tác và bảo vệ cho thiết bị viễn thông.
b. Đã có hệ thống tiếp đất chống sét cho nhà trạm có sẵn.
c. Đã có hệ thống tiếp đất chống sét riêng cho cột vi ba trong trường hợp cột vi ba cách nhà trạm 1 khoảng cách lớn hơn 15 m.
2. Các hệ thống tiếp đất có chức năng khác nhau được thi công hoàn toàn độc lập với nhau và phải cách nhau ít nhất là 5 m.
3. Các hệ thống tiếp đất có chức năng khác nhau trong 1 khu vực nhà trạm phải được liên kết với nhau để đảm bảo sự cân bằng điện thế và được thực hiện bằng các phương pháp sau:
Phương pháp 1:
Liên kết các hệ thống tiếp đất có chức năng khác nhau trong một khu vực nhà trạm bằng lưới san bằng điện thế. Lưới san bằng điện thế là lưới kim loại chôn dưới đất được thực hiện theo trình tự sau:
+ Diện tích mặt bằng thi công lưới san bằng điện thế tùy thuộc vào địa hình của các hệ thống tiếp đất nhưng phải đảm bảo lưới san bằng điện thế cách các hệ thống tiếp đất không lớn hơn 5 m;
+ Thi công lưới san bằng điện thế nên thực hiện cùng thời điểm thi công các hệ thống tiếp đất;
+ Đào đất trên diện tích cần thiết với độ sâu từ 0,5 đến 0,7 m;
+ Trên mặt bằng (đã được đào đất), đặt dây đồng hay dây thép mạ kẽm có đường kính từ 3 mm đến 5 mm hoặc những dải đồng hay những dải sắt có kích thước 15 mm x 1 mm hay 10 mm x 2 mm tạo thành hình lưới có kích thước 30 cm x 30 cm hoặc 50 cm x 50 cm;
+ Phải hàn tất cả các mắt lưới để tạo thành một lưới dẫn điện liên tục;
+ Thực hiện liên kết (hàn nối) lưới san bằng với các hệ thống tiếp đất tại những vị trí thích hợp (dây dẫn là ngắn nhất, không lớn hơn 5 m) bằng dây đồng trần với tiết diện lớn hơn hoặc bằng 14 mm2;
+ Lấp đất nện chặt.
Phương pháp 2:
Liên kết các hệ thống tiếp đất trong một khu vực nhà trạm bằng phương pháp nối trực tiếp.
Các hệ thống tiếp đất được liên kết với nhau bằng cáp đồng hoặc thanh đồng trần có tiết diện lớn hơn hoặc bằng 50 mm2 chôn sâu dưới mặt đất khoảng từ 0,5 đến 0,7 m.
Trong trường hợp cáp đồng nhiều sợi, đường kính một sợi không nhỏ hơn 1 mm.
Phương pháp 3:
Liên kết các hệ thống tiếp đất trong một khu vực nhà trạm bằng cách nối trực tiếp các tấm tiếp đất với nhau. Phương pháp này chỉ áp dụng đối với nhà trạm viễn thông đang khai thác và không thực hiện theo cấu hình mạng liên kết chung.
Điều 43: Những quy định về xây dựng mạng tiếp đất dùng chung cho các chức năng khác nhau.
1. Mạng tiếp đất dùng chung cho các chức năng khác nhau được sử dụng trong những điều kiện sau:
a. Đối với nhà trạm có sẵn:
- Phải xây dựng mạng liên kết chung;
- Phải thực hiện xây dựng mạng liên kết (BN) cho các khối hệ thống thiết bị cho nhà trạm;
- Phải thực hiện liên kết giữa mạng liên kết chung (CBN) và các mạng liên kết (BN).
b. Đối với nhà trạm xây dựng mới hoàn toàn:
- Phải xây dựng mạng liên kết chung cho nhà trạm;
- Phải thực hiện hàn liên kết toàn bộ khung bê tông cốt thép với nhau và với mạng liên kết chung;
- Phải thực hiện mạng liên kết cho các khối hệ thống thiết bị trong nhà trạm;
- Phải thực hiện liên kết giữa mạng liên kết chung (CBN) và các mạng liên kết (BN).
c. Đối với nhà trạm viễn thông cách cột viba một khoảng cách nhỏ hơn hoặc bằng 15 m thì được phép sử dụng hệ thống tiếp đất dùng chung của nhà trạm, trong trường hợp này nếu điều kiện cho phép vẫn có thể xây dựng cho cột viba một hệ thống tiếp đất riêng sau đó thực hiện nối cân bằng điện thế với hệ thống tiếp đất của nhà trạm.
2. Yêu cầu đối với hệ thống tiếp đất dùng chung cho các chức năng khác nhau:
- Hệ thống tiếp đất dùng chung phải có giá trị điện trở nhỏ hơn giá trị điện trở tiếp đất yêu cầu thấp nhất;
- Hệ thống tiếp đất chung phải được thi công ở vị trí thích hợp nhất (trung tâm) sao cho chiều dài cáp dẫn đất là ngắn nhất.
Tiêu chuẩn ngành TCN 68-174:1998 về quy phạm chống sét và tiếp đất cho các công trình viễn thông do Tổng cục Bưu điện ban hành
- Số hiệu: TCN68-174:1998
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 19/12/1998
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/07/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Quy phạm này áp dụng để khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu, quản lý các hệ thống chống sét và tiếp đất cũng như việc lựa chọn các trang thiết bị chống sét bảo vệ các công trình viễn thông thuộc phạm vi quản lý của ngành Bưu điện xây dựng mới hoặc cải tạo bao gồm:
- Điều 2. Quy phạm này áp dụng nhằm mục đích:
- Điều 3. Các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Điều 4. Quy định chung.
- Điều 5. Cấu hình đấu nối và tiếp đất chuẩn cho các nhà trạm viễn thông.
- Điều 6. Cấu hình đấu nối và tiếp đất chuẩn cho các nhà thuê bao.
- Điều 7. Cấu hình đấu nối và tiếp đất chuẩn cho các trạm điện tử ở xa.
- Điều 8. Quy định lựa chọn hệ thống chống sét đánh trực tiếp bảo vệ nhà và cột anten viễn thông bằng điện cực Franklin, điện cực phát tiên đạo sớm hoặc dàn phân tán năng lượng sét.
- Điều 9. Quy định lựa chọn thiết bị chống sét trên các đường dây thông tin.
- Điều 10. Quy định lựa chọn thiết bị chống sét trên đường điện lưới.
- Điều 13. Xác định điện trở suất của đất theo phương pháp thăm dò điện cực tiếp đất mẫu.
- Điều 14. Xác định điện trở suất của đất theo phương pháp đo sâu thăm dò đối xứng
- Điều 15. Quy định chung về thiết kế hệ thống chống sét.
- Điều 16. Chống sét bảo vệ cáp quang.
- Điều 17. Chống sét bảo vệ cáp đồng trục.
- Điều 18. Chống sét trên dây trần và cáp đối xứng.
- Điều 19. Xác định điện trở suất của đất.
- Điều 20. Chọn vật liệu làm điện cực tiếp đất.
- Điều 21. Lựa chọn loại hệ thống tiếp đất.
- Điều 22. Tính toán hệ thống tiếp đất.
- Điều 24. Các điện cực thu sét Franklin, các điện cực phát tiên đạo sớm và dàn phân tán năng lượng sét phải được lắp nhô lên cao phía trên đối tượng được bảo vệ. Các điện cực này phải được gia cố vững chắc đề phòng gió bão gây gãy đổ.
- Điều 25. Dây thoát sét trong hệ thống chống sét đánh trực tiếp bảo vệ các cột anten viễn thông (khi không dùng thân cột làm dây dẫn) phải được đặt trong lòng cột tháp. Cứ cách từ 1 đến 2 m phải bắt chặt dây thoát sét vào thân tháp.
- Điều 26. Đối với hệ thống chống sét đánh trực tiếp dùng điện cực Franklin cho các nhà trạm viễn thông kích thước lớn, phải dùng nhiều dây thoát sét. Khoảng cách giữa các dây thoát sét là 30 m dọc theo chu vi nhà trạm. Các dây thoát sét phải được gắn chặt vào tường và được đặt ở nơi an toàn tránh nguy hiểm cho con người.
- Điều 27. Lắp đặt các hệ thống chống sét phát tiên đạo sớm và dàn phân tán năng lượng sét theo quy định kỹ thuật của thiết bị, hệ thống.
- Điều 28. Lắp đặt dây chống sét ngầm bảo vệ cáp chôn (cáp sợi quang hoặc cáp kim loại).
- Điều 29. Tiếp đất vỏ che chắn cáp đồng trục.
- Điều 30. Chống sét trên đường dây viễn thông bằng kim loại:
- Điều 31. Trên các đường điện lưới cung cấp điện cho các thiết bị viễn thông phải áp dụng kết hợp các biện pháp chống sét như sau:
- Điều 32. Phải lắp các thiết bị chống sét trên đường dây trung và cao áp trước khi vào trạm biến thế điện. Ngưỡng cắt sét của thiết bị chống sét trên các đường dây trung và cao áp này được lựa chọn tuỳ thuộc vào cấp điện áp của đường dây nhưng thiết bị cắt sét phải có khả năng thoát dòng sét dạng sóng 8/20 không nhỏ hơn 100 kA.
- Điều 33. Phải lắp các thiết bị chống sét ngay trên đường điện lưới trong các trạm biến thế điện hạ áp. Điện áp làm việc cực đại của thiết bị chống sét không lớn hơn 600 V.
- Điều 34. Tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của thiết bị sử dụng năng lượng điện, có thể lắp nhiều cấp chống sét tiếp theo trên đường điện lưới. Nhưng trong mọi trường hợp, nhất thiết phải lắp thiết bị chống sét tại chỗ đường điện lưới chính vào nhà trạm viễn thông.
- Điều 35. Thiết bị chống sét lắp tại chỗ đường điện lưới vào nhà trạm viễn thông được lựa chọn tuỳ thuộc vào đặc điểm của sét xuất hiện trong khu vực, nhưng phải bảo đảm khả năng thoát dòng sét không nhỏ hơn 20 kA. Cấp chống sét này đối với thiết bị viễn thông thường được gọi là cấp sơ cấp (SC). Cấp sơ cấp có thể sử dụng loại thiết bị chống sét có hoặc không có lọc.
- Điều 36. Sau cấp sơ cấp (SC) phải lắp ít nhất một cấp thứ cấp (TC). Thiết bị chống sét ở các cấp thứ cấp phải bảo đảm khả năng thoát dòng sét đến 20 kA. Cấp bảo vệ thứ cấp nhất thiết phải chọn loại có lọc. Số cấp thứ cấp được quyết định bởi người quản lý khai thác và tầm quan trọng của các thiết bị viễn thông sử dụng năng lượng điện.
- Điều 37. Trường hợp đường điện lưới vào một nhà chính rồi tiếp tục dẫn sang một nhà phụ khác, nếu đường điện lưới từ nhà phụ đến nhà chính dài trên 30 m phải lắp thiết bị chống sét sơ cấp trên đoạn đường điện lưới giữa nhà chính và nhà phụ như quy định trên hình 7.
- Điều 38. Các trạm viễn thông vừa dùng điện lưới vừa dùng điện máy nổ, nếu máy nổ đặt ở trong cùng nhà trạm viễn thông, phải tuân theo quy định bảo vệ như trình bày trên hình 8. Cầu dao chuyển điện lưới sang điện máy nổ phải bảo đảm cắt hoàn toàn điện lưới, kể cả cắt dây trung tính để đề phòng dòng sét lan truyền theo dây trung tính gây quá áp do tăng thế đất
- Điều 39. Nếu nhà đặt máy nổ riêng và đường dây từ nhà máy nổ đến nhà trạm viễn thông dài trên 30 m thì phải áp dụng một trong hai cách bảo vệ đoạn đường dây giữa hai nhà như sau:
- Điều 41. Nguyên tắc thực hiện.
- Điều 42. Những quy định về liên kết các hệ thống tiếp đất có các chức năng khác nhau.
- Điều 43. Những quy định về xây dựng mạng tiếp đất dùng chung cho các chức năng khác nhau.
- Điều 47. Những quy định về thủ tục nghiệm thu:
- Điều 48. Quy định về nội dung kiểm tra, nghiệm thu hệ thống tiếp đất. Kiểm tra, nghiệm thu hệ thống tiếp đất gồm có:
- Điều 49. Hồ sơ nghiệm thu lắp đặt các hệ thống tiếp đất.
- Điều 50. Kết luận, bàn giao:
- Điều 51. Trong quá trình quản lý và khai thác hệ thống tiếp đất và chống sét, phải thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị theo đúng những quy định sau:
- Điều 52. Quy định về thời gian kiểm tra định kỳ.
- Điều 53. Quy định về thời gian kiểm tra đột xuất.
- Điều 54. Nội dung kiểm tra định kỳ và đột xuất.
- Điều 55. Sau khi kiểm tra nếu phát hiện chỗ hư hỏng phải sửa chữa ngay.
- Điều 56. Mọi nội dung kiểm tra sửa chữa định kỳ hoặc đột xuất đều phải ghi vào lý lịch kỹ thuật và lưu hồ sơ.