Hệ thống pháp luật

Mục 3 Chương 5 Tiêu chuẩn ngành TCN 68-174:1998 về quy phạm chống sét và tiếp đất cho các công trình viễn thông do Tổng cục Bưu điện ban hành

MỤC 3. CHỐNG SÉT TRÊN CÁC ĐƯỜNG DÂY THÔNG TIN

Điều 28: Lắp đặt dây chống sét ngầm bảo vệ cáp chôn (cáp sợi quang hoặc cáp kim loại).

1. Để giảm nhỏ hư hỏng cáp chôn ta dùng các dây chống sét ngầm. Dây chống sét ngầm bằng đồng hoặc lưỡng kim phải có đường kính không nhỏ hơn 4 mm, hoặc nhiều sợi dây thép mạ kẽm phải có tổng diện tích tiết diện không nhỏ hơn 38 mm2.

2. Quy định bảo vệ các hệ thống cáp chôn dựa vào điện trở suất của đất như sau:

a. Không cần dùng dây chống sét ngầm khi r < 100 Wm;

b. Dùng một dây chống sét ngầm khi r = 100 Wm ÷ 1000 Wm;

c. Dùng 2 dây chống sét ngầm hoặc dùng loại cáp có vỏ bọc bằng kim loại khi r = 1000 Wm ÷ 3000 Wm;

d. Đặt cáp trong các ống thép khi r > 3000 Wm;

e. Các dây chống sét ngầm được đặt song song ở phía trên, dọc theo tuyến và cách cáp chôn một khoảng bằng 30 cm;

f. Khi vỏ kim loại của cáp được bọc một lớp vỏ bằng chất dẻo (PE, PVC) có độ bền điện môi cao, không nối dây che chắn với vỏ kim loại cáp.

Điều 29: Tiếp đất vỏ che chắn cáp đồng trục.

Để ngăn ngừa ảnh hưởng điện trường hoặc ảnh hưởng từ trường của dông sét phải thực hiện tiếp đất vỏ cáp đồng trục. Việc tiếp đất vỏ cáp đồng trục có thể tiến hành theo các cách như sau:

1. Tiếp đất vỏ cáp đồng trục ở một đầu (xem hình 5a).

Mạch tiếp đất này có khả năng chống ảnh hưởng điện, không có khả năng làm yếu đi ảnh hưởng của từ trường tạp âm dông sét.

2. Tiếp đất vỏ cáp đồng trục ở cả hai đầu (xem hình 5b).

Mạch tiếp đất này có khả năng chống ảnh hưởng điện trường và từ trường tạp âm dông sét. Cách bảo vệ này sẽ có hiệu quả hơn nếu không tạo ra mạch vòng tiếp đất.

3. Tiếp đất vỏ cáp đồng trục ở một đầu, tải đối diện nối với vỏ và không nối đất (xem hình 5c).

Mạch tiếp đất này có khả năng chống ảnh hưởng điện trường và có độ phòng vệ chống ảnh hưởng từ trường dông sét trội hơn cả nhờ giảm nhỏ diện tích khung dây “Lõi cáp - Đất”.

(c)

Hình 5: Tiếp đất vỏ kim loại trong cáp đồng trục.

Điều 30: Chống sét trên đường dây viễn thông bằng kim loại:

Chống sét trên các đường dây viễn thông bằng kim loại được thực hiện như sau:

1. Dùng cáp có vỏ bọc kim loại bên ngoài.

2. Khi lắp đặt cáp phải lợi dụng các đặc tính che chắn tự nhiên của các hệ thống thu sét.

3. Lắp các thiết bị chống sét tại giao diện cáp với thiết bị.

4. Thực hiện tiếp đất vỏ kim loại cáp, dây treo cáp hợp lý. Nếu là cáp đồng trục thì phải theo quy định tiếp đất như đã nêu ở điều 28.

5. Cáp đối xứng bằng kim loại trong mạng máy tính phải được lắp các thiết bị bảo vệ tại giao diện máy và đường dây.

6. Cáp nối từ nhà đặt thiết bị truyền dẫn (vi ba) sang nhà đặt thiết bị chuyển mạch dài trên 30 m phải chôn ngầm hoặc đặt trong máng cáp được tiếp đất tốt và phải lắp các thiết bị bảo vệ tại giao diện cáp và thiết bị viễn thông.

Tiêu chuẩn ngành TCN 68-174:1998 về quy phạm chống sét và tiếp đất cho các công trình viễn thông do Tổng cục Bưu điện ban hành

  • Số hiệu: TCN68-174:1998
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 19/12/1998
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 02/07/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH