Hệ thống pháp luật

Chương 5 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo đảm hoạt động bay do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Chương V

THÔNG TIN, DẪN ĐƯỜNG, GIÁM SÁT HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG

Mục 1. HỆ THỐNG, THIẾT BỊ THÔNG TIN, DẪN ĐƯỜNG, GIÁM SÁT

Điều 83. Công bố thông tin về hệ thống, thiết bị CNS

Cục Hàng không Việt Nam tổ chức công bố thông tin về kiểu loại thiết bị, mục đích, phạm vi hoạt động, cấu hình, mã số, địa chỉ kỹ thuật, công suất, cấp độ khai thác, vị trí và thời gian hoạt động của các hệ thống, thiết bị CNS tại Việt Nam.

Điều 84. Mã số, địa chỉ kỹ thuật hệ thống, thiết bị

1. Mã số, địa chỉ kỹ thuật hệ thống, thiết bị CNS do Cục Hàng không Việt Nam ấn định thống nhất trong toàn ngành HKDD Việt Nam, phù hợp với việc phân bổ và tiêu chuẩn của ICAO.

2. Mã số, địa chỉ kỹ thuật hệ thống, thiết bị CNS bao gồm:

id=ten_diem_a_khoan_2_dieu_84 style='margin-top:6.0pt'>a) Địa chỉ 24 bít tàu bay mang quốc tịch Việt Nam;

id=ten_diem_b_khoan_2_dieu_84 style='margin-top:6.0pt'>b) Địa chỉ 24 bít thiết bị theo dõi (Monitor) của trạm giám sát phụ thuộc tự động dạng quảng bá (ADS-B);

id=ten_diem_c_khoan_2_dieu_84 style='margin-top:6.0pt'>c) Địa danh, địa điểm mạng AFTN;

id=ten_diem_d_khoan_2_dieu_84 style='margin-top:6.0pt'>d) Địa chỉ đầu cuối mạng AFTN;

id=ten_diem_dd_khoan_2_dieu_84 style='margin-top:6.0pt'>đ) Địa chỉ đầu cuối mạng AMHS;

id=ten_diem_e_khoan_2_dieu_84 style='margin-top:6.0pt'>e) Địa chỉ đầu cuối CPDLC;

id=ten_diem_g_khoan_2_dieu_84 style='margin-top:6.0pt'>g) Mã nhận dạng đài dẫn đường vô tuyến;

id=ten_diem_h_khoan_2_dieu_84 style='margin-top:6.0pt'>h) Mã nhận dạng quốc gia (SAC), mã nhận dạng hệ thống (SIC) hệ thống ra đa PSR, SSR, hệ thống ATM tự động, trạm ADS-B.

Điều 85. Thời gian và tọa độ của đài, trạm, hệ thống, thiết bị CNS

1. Hệ thống, thiết bị CNS phải sử dụng thống nhất giờ UTC và được cài đặt như sau:

id=ten_diem_a_khoan_1_dieu_85 style='margin-top:6.0pt'>a) Đối với thiết bị liên lạc thoại, điện văn, dữ liệu: gồm 06 chữ số, 02 chữ số đầu hiển thị ngày trong tháng, 04 chữ số còn lại hiển thị giờ và phút UTC;

id=ten_diem_b_khoan_1_dieu_85 style='margin-top:6.0pt'>b) Đối với các thiết bị khác: gồm 04 chữ số hiển thị giờ và phút UTC.

2. Tọa độ của đài, trạm, hệ thống thiết bị CNS:

id=ten_diem_a_khoan_2_dieu_85 style='margin-top:6.0pt'>a) Vị trí phát sóng của đài, trạm, hệ thống, thiết bị CNS được xác định và công bố theo hệ tọa toàn cầu (WGS-84). Việc đo đạc, xác định tọa độ phải do tổ chức có chức năng phù hợp thực hiện;

id=ten_diem_b_khoan_2_dieu_85 style='margin-top:6.0pt'>b) Yêu cầu về cấp độ chính xác của dữ liệu tọa độ công bố của từng loại đài, trạm, hệ thống, thiết bị CNS thực hiện theo hướng dẫn của Cục Hàng không Việt Nam;

id=ten_diem_c_khoan_2_dieu_85 style='margin-top:6.0pt'>c) Cục Hàng không Việt Nam công bố dữ liệu tọa độ của đài, trạm, hệ thống, thiết bị CNS.

Điều 86. Thiết bị dự phòng

1. Hệ thống, thiết bị CNS vô tuyến điện hàng không tối thiểu phải có cấu hình kép hoặc thiết bị dự phòng độc lập để thay thế khi hệ thống, thiết bị chính không đảm bảo hoạt động bình thường.

2. Hệ thống, thiết bị dự phòng phải đáp ứng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật như hệ thống, thiết bị chính và đảm bảo sẵn sàng hoạt động.

Điều 87. Nguồn điện chính và dự phòng

1. Cơ sở CNS phải bố trí nguồn điện chính và dự phòng cho hệ thống, thiết bị CNS. Nguồn điện chính và dự phòng phải tuân theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất hệ thống, thiết bị CNS và yêu cầu của dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.

2. Đối với hệ thống, thiết bị điều hành bay tại cơ sở điều hành bay, nguồn điện phải là nguồn điện liên tục, không ngắt.

3. Đối với hệ thống, thiết bị CNS không thuộc quy định tại Khoản 2 Điều này, việc chuyển đổi từ nguồn điện chính sang nguồn điện dự phòng phải được thực hiện tự động; thời gian chuyển đổi tối đa của từng loại hệ thống, thiết bị phải tuân theo tiêu chuẩn quy định tại Phụ ước 14 của ICAO và theo yêu cầu của dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.

Điều 88. Ghi thông tin về bảo dưỡng, sửa chữa, cải tiến hệ thống, thiết bị CNS

1. Việc bảo dưỡng, sửa chữa, cải tiến hệ thống, thiết bị CNS phải được ghi đầy đủ, rõ ràng trong nhật ký hoặc bằng hình thức lưu trữ thích hợp khác.

2. Bản ghi thông tin về bảo dưỡng, sửa chữa, cải tiến hệ thống, thiết bị CNS phải có các nội dung sau:

id=ten_diem_a_khoan_2_dieu_88 style='margin-top:6.0pt'>a) Ngày bảo dưỡng, sửa chữa, cải tiến;

id=ten_diem_b_khoan_2_dieu_88 style='margin-top:6.0pt'>b) Tình trạng của hệ thống, thiết bị CNS;

id=ten_diem_c_khoan_2_dieu_88 style='margin-top:6.0pt'>c) Nội dung, biện pháp đã bảo dưỡng, sửa chữa, cải tiến;

id=ten_diem_d_khoan_2_dieu_88 style='margin-top:6.0pt'>d) Việc thực hiện các thông số bắt buộc.

3. Khi chuyển giao hệ thống, thiết, bị CNS từ bộ phận khai thác này sang bộ phận khai thác khác phải chuyển kèm theo hồ sơ, tài liệu, bản ghi thông số liên quan đến hệ thống, thiết bị đó.

4. Thông tin, dữ liệu về bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống, thiết bị CNS phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật.

Điều 89. Kết nối, sử dụng thông tin, dữ liệu trên kênh thông tin liên lạc hàng không

1. Việc kết nối để sử dụng thông tin, dữ liệu trên các kênh thông tin liên lạc, hệ thống, thiết bị CNS giữa các tổ chức trong ngành HKDD Việt Nam được thực hiện để phục vụ quản lý, bảo đảm hoạt động bay.

2. Việc kết nối để sử dụng thông tin liên lạc, hệ thống, thiết bị CNS giữa các tổ chức trong ngành HKDD và các tổ chức ngoài ngành chỉ được thực hiện để phục vụ công tác quản lý, sử dụng vùng trời, đảm bảo an ninh quốc phòng, quản lý, bảo đảm hoạt động bay và đảm bảo an ninh thông tin.

3. Việc kết nối được quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này phải báo cáo Cục Hàng không Việt Nam trước khi thực hiện, trừ trường hợp kết nối giữa các cơ sở cung cấp dịch vụ trong cùng một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.

Điều 90. Đầu tư, lắp đặt, cải tạo, nâng cấp hệ thống, thiết bị CNS

1. Việc đầu tư, lắp đặt, cải tạo, nâng cấp hệ thống, thiết bị CNS phải đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và quy định của pháp luật.

2. Hệ thống, thiết bị CNS nhập khẩu phải đảm bảo tiêu chuẩn tương thích điện từ, quy hoạch phổ tần số theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện.

Điều 91. Đưa hệ thống, thiết bị CNS mới vào khai thác

1. Chỉ có doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ CNS đã có giấy phép khai thác do Cục Hàng không Việt Nam cấp mới được đưa hệ thống, thiết bị CNS mới vào khai thác.

2. Trước khi đưa hệ thống, thiết bị CNS mới vào khai thác, doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ CNS phải:

id=ten_diem_a_khoan_2_dieu_91 style='margin-top:6.0pt'>a) Báo cáo Cục Hàng không Việt Nam kết quả đánh giá an toàn của hệ thống, thiết bị CNS mới khi đưa vào khai thác;

id=ten_diem_b_khoan_2_dieu_91 style='margin-top:6.0pt'>b) Đảm bảo nhân viên trực tiếp khai thác hệ thống, thiết bị CNS đã có giấy phép do Cục Hàng không Việt Nam cấp được huấn luyện về hệ thống, thiết bị CNS mới này.

Điều 92. Báo cáo sự cố thiết bị

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không thực hiện báo cáo sự cố hệ thống, thiết bị CNS theo hướng dẫn của Cục Hàng không Việt Nam.

Điều 93. Bảo vệ an toàn khai thác hệ thống, thiết bị CNS

1. Bảo vệ an toàn hệ thống, thiết bị CNS và an ninh thông tin là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không, cơ sở CNS phải áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn và an ninh thông tin đối với hệ thống, thiết bị CNS của mình.

Điều 94. Tạm dừng, chấm dứt khai thác hệ thống, thiết bị CNS

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không khi tạm dừng, chấm dứt khai thác hệ thống, thiết bị CNS phải có phương án đảm bảo an toàn hoạt động bay và văn bản báo cáo Cục Hàng không Việt Nam trước khi thực hiện.

Điều 95. Thông báo tình trạng hoạt động của hệ thống, thiết bị CNS

1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không, cơ sở CNS có trách nhiệm:

id=ten_diem_a_khoan_1_dieu_95 style='margin-top:6.0pt'>a) Thông báo về tình trạng hoạt động của hệ thống, thiết bị CNS cho cơ sở AIS và cơ sở điều hành bay có liên quan theo quy định tại Chương IV của Thông tư này;

id=ten_diem_b_khoan_1_dieu_95 style='margin-top:6.0pt'>b) Trong trường hợp hệ thống, thiết bị dẫn đường vô tuyến, hệ thống đèn tín hiệu tại sân bay phục vụ cho việc tiếp cận, cất cánh, hạ cánh hoạt động không bình thường, phải thông báo ngay cho đài kiểm soát tại sân bay và cơ sở kiểm soát tiếp cận.

2. Tổ chức sử dụng dịch vụ CNS có trách nhiệm:

id=ten_diem_a_khoan_2_dieu_95 style='margin-top:6.0pt'>a) Thông báo ngay cho cơ sở điều hành bay có liên quan trực tiếp về tình trạng bất thường của các dịch vụ CNS; trong trường hợp này, ngay sau khi tàu bay hạ cánh, người chỉ huy tàu bay phải thông báo cho phòng thủ tục bay tại sân bay đến theo quy định tại Chương IV của Thông tư này;

id=ten_diem_b_khoan_2_dieu_95 style='margin-top:6.0pt'>b) Đề xuất với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không liên quan và Cục Hàng không Việt Nam về chất lượng dịch vụ CNS.

Điều 96. Sản xuất hệ thống, thiết bị CNS

1. Việc sản xuất hệ thống, thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện hàng không phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về viễn thông, tần số vô tuyến điện.

2. Các hệ thống, thiết bị CNS được sản xuất hoặc cải tiến tại Việt Nam phải hoạt động thử đạt tiêu chuẩn, trước khi cấp chứng nhận kỹ thuật.

Điều 97. Hoạt động thử hệ thống, thiết bị CNS

1. Hệ thống, thiết bị CNS hoạt động thử phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn do Cục Hàng không Việt Nam ban hành hoặc công nhận.

2. Doanh nghiệp trước khi đưa hệ thống, thiết bị CNS vào hoạt động thử có liên quan đến an toàn hoạt động bay phải có văn bản báo cáo Cục Hàng không Việt Nam trước khi thực hiện.

Điều 98. Quản lý chất lượng và bảo trì hệ thống, thiết bị CNS

1. Hệ thống, thiết bị CNS phải được quản lý chất lượng và bảo trì theo quy định của pháp luật về bảo trì công trình HKDD.

2. Cơ sở CNS phải tổ chức, thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa. Trường hợp thuê bảo dưỡng, sửa chữa phải có hợp đồng bằng văn bản với tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa.

3. Hệ thống, thiết bị CNS phải được bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng, sửa chữa của tổ chức cung cấp dịch vụ CNS hoặc của nhà chế tạo sản xuất hệ thống, thiết bị.

4. Cơ sở CNS phải thực hiện giám sát quá trình bảo dưỡng, sửa chữa theo quy định trong tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng, sửa chữa và duy trì tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật ghi trong giấy phép khai thác hệ thống, thiết bị.

Mục 2. THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG

Điều 99. Yêu cầu thiết bị kiểm tra, đo lường tại đài, trạm, cơ sở CNS

1. Thiết bị kiểm tra, đo lường tại đài, trạm CNS phải đảm bảo ít nhất kiểm tra được tại chỗ các thông số khai thác chủ yếu của hệ thống, thiết bị CNS.

2. Thiết bị kiểm tra, đo lường tại cơ sở CNS phải đảm bảo đầy đủ để phục vụ công tác kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các đài, trạm, hệ thống, thiết bị CNS thuộc trách nhiệm đảm bảo của cơ sở.

Điều 100. Kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị kiểm tra, đo lường

1. Thiết bị kiểm tra, đo lường phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường và quy định của Nhà sản xuất thiết bị.

2. Đối với thiết bị mà việc kiểm định, hiệu chuẩn không thực hiện được tại Việt Nam, việc thuê kiểm định, hiệu chuẩn thực hiện tại tổ chức nước ngoài phải được cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam về kiểm định, hiệu chuẩn công nhận.

Mục 3. DỊCH VỤ THÔNG TIN, DẪN ĐƯỜNG, GIÁM SÁT

Điều 101. Quy định chung

1. Dịch vụ CNS được cung cấp nhằm phục vụ và bảo đảm an toàn, điều hòa, hiệu quả cho hoạt động bay dân dụng.

2. Việc sử dụng các dịch vụ CNS cho hoạt động bay hàng không chung, hoạt động bay của tàu bay công vụ thực hiện trên cơ sở phương án khai thác và quản lý hoạt động bay theo hợp đồng giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ.

Điều 102. Cơ sở CNS

1. Cơ sở CNS bao gồm các cơ sở cung cấp một hoặc các dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát.

2. Nhiệm vụ của cơ sở CNS được quy định tại tài liệu hướng dẫn khai thác của từng cơ sở CNS.

3. Cơ sở CNS phải được cấp giấy phép khai thác trước khi đưa vào hoạt động chính thức.

Điều 103. Nhân viên CNS

1. Nhân viên CNS bao gồm:

id=ten_diem_a_khoan_1_dieu_103 style='margin-top:6.0pt'>a) Nhân viên khai thác, bảo dưỡng hệ thống, thiết bị CNS;

id=ten_diem_b_khoan_1_dieu_103 style='margin-top:6.0pt'>b) Huấn luyện viên CNS.

2. Nhân viên CNS quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này khi thực hiện nhiệm vụ phải có giấy phép và năng định còn hiệu lực.

3. Nhiệm vụ của nhân viên CNS được quy định tại tài liệu hướng dẫn khai thác của từng cơ sở CNS.

Điều 104. Ghi, lưu trữ các tham số cung cấp dịch vụ CNS

Cơ sở CNS phải có hệ thống, thiết bị ghi và lưu trữ dữ liệu chính xác, đầy đủ thông tin về các cuộc liên lạc thoại, liên lạc dữ liệu, dữ liệu và hình ảnh của các dịch vụ do mình cung cấp. Thời gian lưu trữ quy định như sau:

1. Tối thiểu là 30 ngày đối với các kênh: liên lạc không - địa bằng thoại và dữ liệu CPDLC; liên lạc trực thoại không lưu (kênh riêng, kênh điện thoại); liên lạc dữ liệu giữa các cơ sở ATS và giữa các cơ sở ATS với các cơ quan khác có liên quan đến hoạt động bay được ấn định trong tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở ATS; liên lạc AFTN và liên lạc AMHS.

2. Tối thiểu là 15 ngày đối với: dữ liệu, hình ảnh nhận được từ các hệ thống PSR, SSR, ADS phục vụ ATS và giám sát hoạt động bay.

3. Trường hợp các cuộc liên lạc, dữ liệu và hình ảnh lưu trữ có liên quan đến việc điều tra tai nạn và sự cố thì thời hạn lưu trữ được kéo dài và do cơ quan điều tra ấn định trước khi hết thời hạn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.

Điều 105. Cung cấp dịch vụ CNS cho tổ chức nước ngoài

Việc cung cấp dịch vụ CNS cho tổ chức nước ngoài phải tuân thủ luật pháp của Việt Nam và luật pháp của nước ngoài có liên quan.

Điều 106. Hiệp đồng trách nhiệm cung cấp dịch vụ CNS

1. Việc hiệp đồng trách nhiệm cung cấp và sử dụng hệ thống, thiết bị CNS trong cơ sở ATS phải được quy định cụ thể trong tài liệu hướng dẫn khai thác của từng cơ sở hoặc bằng văn bản riêng biệt.

2. Cơ sở ATS và cơ sở CNS liên quan trong cùng khu vực có trách nhiệm ký văn bản hiệp đồng trách nhiệm cung cấp và sử dụng dịch vụ CNS.

3. Cơ sở ATS và cơ sở CNS trong cùng khu vực sân bay có trách nhiệm ký văn bản hiệp đồng trách nhiệm cung cấp và sử dụng dịch vụ CNS, sử dụng thiết bị dẫn đường trong khu vực sân bay, hệ thống đèn tín hiệu, biển báo tại sân bay. Văn bản hiệp đồng phải có nội dung liên quan đến chế độ khai thác hệ thống đèn tín hiệu sân bay theo từng điều kiện cụ thể.

Mục 4. SỬ DỤNG TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN

Điều 107. Đăng ký, sử dụng tần số vô tuyến điện

1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không, hãng hàng không Việt Nam, hãng hàng không nước ngoài hoạt động tại Việt Nam muốn sử dụng tần số vô tuyến điện thuộc băng tần nghiệp vụ hàng không, thực hiện việc đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BTTTT-BGTVT ngày 24 tháng 02 năm 2012 giữa Bộ Giao thông vận tải và Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn việc quản lý, cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện đối với nghiệp vụ di động hàng không, nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng không.

2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không muốn sử dụng tần số vô tuyến điện không thuộc băng tần nghiệp vụ hàng không thực hiện việc đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện.

Điều 108. Quản lý, phối hợp và đăng ký quốc tế tần số vô tuyến điện thuộc băng tần nghiệp vụ hàng không

Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm:

1. Phối hợp với Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện băng tần nghiệp vụ hàng không của Việt Nam.

2. Phối hợp với Văn phòng ICAO khu vực châu Á - Thái Bình Dương xây dựng nhu cầu phổ tần số vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ hàng không quốc tế.

3. Lựa chọn, phối hợp quốc tế và đăng ký với Văn phòng ICAO khu vực châu Á - Thái Bình Dương về sử dụng tần số vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ hàng không theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BTTTT-BGTVT ngày 24 tháng 02 năm 2012 giữa Bộ Giao thông vận tải và Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn việc quản lý, cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện đối với nghiệp vụ di động hàng không, nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng không.

Điều 109. Phối hợp xử lý can nhiễu tần số vô tuyến điện

1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không thực hiện:

id=ten_diem_a_khoan_1_dieu_109 style='margin-top:6.0pt'>a) Báo cáo Cục Hàng không Việt Nam việc can nhiễu tần số vô tuyến điện ảnh hưởng đến an toàn hoạt động bay và cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;

id=ten_diem_b_khoan_1_dieu_109 style='margin-top:6.0pt'>b) Báo cáo Cục Tần số vô tuyến điện để tìm biện pháp giải quyết việc can nhiễu tần số vô tuyến điện.

2. Cục Hàng không Việt Nam chủ trì cùng với các doanh nghiệp cung cấp, sử dụng dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không phối hợp với Cục Tần số vô tuyến điện và các tổ chức nước ngoài, Văn phòng ICAO khu vực (nếu cần thiết) để giải quyết can nhiễu tần số vô tuyến điện.

Điều 110. Chi tiết về CNS

Chi tiết về CNS thực hiện theo tiêu chuẩn cơ sở do Cục Hàng không Việt Nam ban hành hoặc công nhận.

Thông tư 19/2017/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo đảm hoạt động bay do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 19/2017/TT-BGTVT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 06/06/2017
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Trương Quang Nghĩa
  • Ngày công báo: 24/06/2017
  • Số công báo: Từ số 461 đến số 462
  • Ngày hiệu lực: 01/08/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH