Hệ thống pháp luật

Chương 18 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo đảm hoạt động bay do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Chương XVIII

LẬP KẾ HOẠCH BAY, LỰA CHỌN SÂN BAY DỰ BỊ

Điều 327. Kế hoạch bay

Kế hoạch bay bao gồm kế hoạch khai thác tuyến đường bay; kế hoạch hoạt động bay theo mùa và ngày phục vụ công tác quản lý, điều hành bay; kế hoạch khai thác bay cho từng tàu bay và kế hoạch bay không lưu cho từng chuyến bay.

Điều 328. Sân bay dự bị

1. Sân bay dự bị bao gồm sân bay dự bị cất cánh, sân bay dự bị trên đường bay, sân bay dự bị hạ cánh.

2. Thủ tục công bố sân bay dự bị thực hiện theo Điều 29 của Nghị định số 125/2015/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về quản lý hoạt động bay. Các thông tin công bố bao gồm kiểu loại sân bay dự bị, số liệu đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ, dịch vụ bảo đảm hoạt động bay được cung cấp, hệ thống dẫn đường và tần số liên lạc của cơ sở điều hành bay tại sân bay dự bị, cấp độ dịch vụ khẩn nguy sân bay, chế độ hoạt động và điều kiện sử dụng sân bay dự bị.

3. Cục Hàng không Việt Nam tổ chức công bố trong nước và quốc tế về sân bay dự bị sử dụng cho hoạt động bay dân dụng tại Việt Nam.

Điều 329. Hướng dẫn về lập kế hoạch bay

1. Việc lập kế hoạch khai thác tuyến đường bay:

id=ten_diem_a_khoan_1_dieu_329 style='margin-top:6.0pt'>a) Người khai thác tàu bay phải đánh giá thông tin về sân bay, sân bay dự bị, tuyến đường và khu vực khai thác dự định liên quan, thông tin thời tiết, bao gồm cả các ảnh hưởng khí tượng theo mùa hoặc các ảnh hưởng khí tượng bất lợi khác có thể tác động đến chuyến bay, các giới hạn khai thác có liên quan;

id=ten_diem_b_khoan_1_dieu_329 style='margin-top:6.0pt'>b) Người khai thác tàu bay phải xác định sân bay hoặc khu vực hạ cánh bắt buộc an toàn sử dụng trong trường hợp hỏng động cơ hoặc có hỏng hóc lớn; vị trí của sân bay, khu vực này phải được lập chương trình trong hệ thống khai thác bay.

2. Việc lập kế hoạch hoạt động bay theo mùa và ngày thực hiện theo quy định Điều 22 của Nghị định số 125/2015/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về quản lý hoạt động bay.

3. Nội dung của kế hoạch khai thác bay bao gồm:

id=ten_diem_a_khoan_3_dieu_329 style='margin-top:6.0pt'>a) Số đăng ký tàu bay;

id=ten_diem_b_khoan_3_dieu_329 style='margin-top:6.0pt'>b) Loại và kiểu tàu bay;

id=ten_diem_c_khoan_3_dieu_329 style='margin-top:6.0pt'>c) Ngày, tháng, năm thực hiện chuyến bay;

id=ten_diem_d_khoan_3_dieu_329 style='margin-top:6.0pt'>d) Số hiệu chuyến bay;

id=ten_diem_dd_khoan_3_dieu_329 style='margin-top:6.0pt'>đ) Họ tên các thành viên tổ lái;

id=ten_diem_e_khoan_3_dieu_329 style='margin-top:6.0pt'>e) Nhiệm vụ của từng thành viên tổ lái;

id=ten_diem_g_khoan_3_dieu_329 style='margin-top:6.0pt'>g) Sân bay đi;

id=ten_diem_h_khoan_3_dieu_329 style='margin-top:6.0pt'>h) Giờ cất cánh dự kiến;

id=ten_diem_i_khoan_3_dieu_329 style='margin-top:6.0pt'>i) Sân bay đến (theo kế hoạch và thực tế);

id=ten_diem_k_khoan_3_dieu_329 style='margin-top:6.0pt'>k) Giờ hạ cánh dự kiến;

id=ten_diem_l_khoan_3_dieu_329 style='margin-top:6.0pt'>l) Loại hình khai thác (ETOPS, VFR...);

id=ten_diem_m_khoan_3_dieu_329 style='margin-top:6.0pt'>m) Đường bay ATS, các chặng bay và điểm kiểm tra, lộ điểm, khoảng cách, thời gian và các vệt bay;

id=ten_diem_n_khoan_3_dieu_329 style='margin-top:6.0pt'>n) Tốc độ bay bằng dự tính và thời gian bay giữa các điểm kiểm tra, lộ điểm, thời gian dự tính và thời gian thực tế;

id=ten_diem_o_khoan_3_dieu_329 style='margin-top:6.0pt'>o) Độ cao an toàn và mực bay tối thiểu;

id=ten_diem_p_khoan_3_dieu_329 style='margin-top:6.0pt'>p) Độ cao, mực bay theo kế hoạch;

id=ten_diem_q_khoan_3_dieu_329 style='margin-top:6.0pt'>q) Tính toán nhiên liệu (các ghi chép về những lần kiểm tra nhiên liệu trong khi bay);

id=ten_diem_r_khoan_3_dieu_329 style='margin-top:6.0pt'>r) Lượng nhiên liệu trên tàu bay vào thời điểm khởi động động cơ;

id=ten_diem_s_khoan_3_dieu_329 style='margin-top:6.0pt'>s) Các sân bay dự bị cho hạ cánh, cất cánh và trên đường bay, bao gồm các thông tin quy định tương ứng trên;

id=ten_diem_t_khoan_3_dieu_329 style='margin-top:6.0pt'>t) Kế hoạch bay không lưu (FPL) và các kế hoạch sửa đổi, bổ sung;

id=ten_diem_u_khoan_3_dieu_329 style='margin-top:6.0pt'>u) Sửa đổi kế hoạch bay trong khi bay;

id=ten_diem_v_khoan_3_dieu_329 style='margin-top:6.0pt'>v) Các thông tin khí tượng liên quan.

4. Việc lập kế hoạch bay không lưu thực hiện theo quy định tại Phần I của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 330. Lựa chọn sân bay dự bị

1. Người khai thác tàu bay, căn cứ danh mục sân bay dự bị đã được Cục Hàng không Việt Nam công bố, điều kiện khai thác thực tế của hạ tầng cơ sở, hệ thống kỹ thuật, thiết bị, dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và các dịch vụ liên quan khác tại các sân bay đó, khả năng khai thác thực tế của tàu bay và tổ lái, chủ động lựa chọn sân bay dự bị cất cánh, dự bị trên đường bay và dự bị hạ cánh khi lập kế hoạch bay cho các chuyến bay nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cho các chuyến bay; thiết lập tiêu chuẩn khai thác tối thiểu về thời tiết cho cất cánh và hạ cánh không thấp hơn tiêu chuẩn do Cục Hàng không Việt Nam, nhà chức trách hàng không có sân bay dự bị liên quan thiết lập.

2. Đối với chuyến bay nội địa, người khai thác tàu bay sử dụng sân bay nội địa làm sân bay dự bị chính; trong trường hợp không thể chọn được sân bay nội địa làm dự bị, có thể sử dụng sân bay nước ngoài làm sân bay dự bị hạ cánh và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Điều 331. Phối hợp xử lý các trường hợp bất thường trong khai thác bay

1. Các cấp độ bất thường trong khai thác bay bao gồm:

id=ten_diem_a_khoan_1_dieu_331 style='margin-top:6.0pt'>a) Thay đổi lịch bay ngày do ảnh hưởng của các điều kiện khai thác, thương mại, dịch vụ phát sinh trong ngày;

id=ten_diem_b_khoan_1_dieu_331 style='margin-top:6.0pt'>b) Thay đổi lớn về lịch bay do ảnh hưởng nghiêm trọng của các tình huống bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, đình công, chiến tranh;

id=ten_diem_c_khoan_1_dieu_331 style='margin-top:6.0pt'>c) Sự cố tàu bay nghiêm trọng;

id=ten_diem_d_khoan_1_dieu_331 style='margin-top:6.0pt'>d) Tai nạn tàu bay.

2. Đối với trường hợp bất thường trong khai thác bay, người khai thác tàu bay có trách nhiệm xử lý, hạn chế tối đa ảnh hưởng tới lịch bay và hành khách. Riêng đối với tai nạn, sự cố tàu bay nghiêm trọng, người khai thác tàu bay phối hợp chặt chẽ với Cục Hàng không Việt Nam, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn HKDD và các đơn vị liên quan khác để xử lý.

3. Trường hợp có sai sót liên quan đến nội dung phép bay hoặc việc nhận phép bay; việc lập, phát kế hoạch khai thác bay, kế hoạch bay không lưu, người khai thác tàu bay phải phối hợp chặt chẽ với Cục Hàng không Việt Nam, phòng thủ tục bay, cơ sở điều hành bay liên quan để xử lý, xác nhận lại nội dung phép bay, phát lại điện văn kế hoạch bay không lưu và chỉ khai thác khi có sự xác nhận của cơ quan, đơn vị có liên quan về việc này.

Thông tư 19/2017/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo đảm hoạt động bay do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 19/2017/TT-BGTVT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 06/06/2017
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Trương Quang Nghĩa
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 461 đến số 462
  • Ngày hiệu lực: 01/08/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH