Hệ thống pháp luật

Chương 15 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo đảm hoạt động bay do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Chương XV

AN TOÀN HOẠT ĐỘNG BAY

Điều 257. Quy định chung về an toàn hoạt động bay

1. Để đảm bảo an toàn hoạt động bay, các tổ chức, cá nhân tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn, quy định, hướng dẫn, quy trình của ICAO và Việt Nam liên quan đến khai thác hoạt động bay, bảo đảm hoạt động bay.

2. Quản lý an toàn hoạt động bay bao gồm:

id=ten_diem_a_khoan_2_dieu_257 style='margin-top:6.0pt'>a) Xác định chính sách về an toàn;

id=ten_diem_b_khoan_2_dieu_257 style='margin-top:6.0pt'>b) Xây dựng hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn về an toàn;

id=ten_diem_c_khoan_2_dieu_257 style='margin-top:6.0pt'>c) Thiết lập hệ thống giám sát an toàn hoạt động bay, hệ thống báo cáo an toàn hoạt động bay; tổ chức thiết lập hệ thống quản lý an toàn (SMS);

id=ten_diem_d_khoan_2_dieu_257 style='margin-top:6.0pt'>d) Tổ chức điều tra, kiểm tra sự cố hoạt động bay;

id=ten_diem_dd_khoan_2_dieu_257 style='margin-top:6.0pt'>đ) Đảm bảo các nguồn nhân lực và tài chính cho hoạt động quản lý an toàn;

id=ten_diem_e_khoan_2_dieu_257 style='margin-top:6.0pt'>e) Xem xét, chấp thuận các kinh nghiệm thực hành;

id=ten_diem_g_khoan_2_dieu_257 style='margin-top:6.0pt'>g) Các nội dung khác về quản lý an toàn theo hướng dẫn của ICAO.

Điều 258. Quy trình và phương pháp thực hiện quản lý an toàn hoạt động bay

1. Quy trình quản lý an toàn hoạt động bay bao gồm:

id=ten_diem_a_khoan_1_dieu_258 style='margin-top:6.0pt'>a) Thu thập dữ liệu;

id=ten_diem_b_khoan_1_dieu_258 style='margin-top:6.0pt'>b) Phân tích dữ liệu;

id=ten_diem_c_khoan_1_dieu_258 style='margin-top:6.0pt'>c) Ưu tiên xử lý các điều kiện không an toàn;

id=ten_diem_d_khoan_1_dieu_258 style='margin-top:6.0pt'>d) Xây dựng, triển khai thực hiện chính sách, chiến lược về an toàn;

id=ten_diem_dd_khoan_1_dieu_258 style='margin-top:6.0pt'>đ) Phân định trách nhiệm thực hiện của Cục Hàng không Việt Nam, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;

id=ten_diem_e_khoan_1_dieu_258 style='margin-top:6.0pt'>e) Đánh giá và đánh giá lại tình huống, sự cố;

id=ten_diem_g_khoan_1_dieu_258 style='margin-top:6.0pt'>g) Thu thập bổ sung dữ liệu.

2. Phương pháp quản lý an toàn hoạt động bay bao gồm:

id=ten_diem_a_khoan_2_dieu_258 style='margin-top:6.0pt'>a) Phương pháp thụ động để đối phó các tai nạn, sự cố đã xảy ra;

id=ten_diem_b_khoan_2_dieu_258 style='margin-top:6.0pt'>b) Phương pháp chủ động để xác định, các rủi ro an toàn thông qua việc phân tích các hoạt động của tổ chức liên quan;

id=ten_diem_c_khoan_2_dieu_258 style='margin-top:6.0pt'>c) Phương pháp dự báo bao gồm tính năng hệ thống có thể xảy ra trong khai thác thông thường để nhận dạng các vấn đề có nguy cơ tiềm ẩn trong tương lai.

3. Nội dung chi tiết quản lý an toàn áp dụng theo Tài liệu 9859 của ICAO về quản lý an toàn.

4. Cục Hàng không Việt Nam chủ trì phối hợp, xác định lộ trình và triển khai thực hiện các phương pháp chủ động và phương pháp dự báo cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.

Điều 259. Hệ thống giám sát an toàn hoạt động bay của nhà chức trách hàng không

Cục Hàng không Việt Nam thiết lập, duy trì hoạt động hệ thống giám sát an toàn hoạt động bay đảm bảo các thành phần sau theo quy định tại Phụ ước 19 của ICAO về quản lý an toàn:

1. Luật HKDD.

2. Các quy chế khai thác kỹ thuật.

3. Tổ chức hệ thống và chức năng.

4. Đội ngũ nhân viên kỹ thuật đủ trình độ.

5. Hướng dẫn kỹ thuật, công cụ và việc cung cấp thông tin quan trọng về an toàn.

6. Cấp giấy phép, chứng chỉ, quyền hạn và nghĩa vụ cấp phép.

7. Nghĩa vụ giám sát.

8. Giải pháp xử lý các vấn đề an toàn.

Điều 260. SMS của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay thiết lập và duy trì thực hiện SMS dưới sự giám sát của Cục Hàng không Việt Nam phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định, hướng dẫn của ICAO.

Điều 261. Tài liệu SMS

1. Tài liệu SMS bao gồm các nội dung sau:

id=ten_diem_a_khoan_1_dieu_261 style='margin-top:6.0pt'>a) Phần chung gồm quyết định ban hành, ghi nhận tu chỉnh, mục lục, lời nói đầu, giải thích thuật ngữ và ký hiệu chữ viết tắt;

id=ten_diem_b_khoan_1_dieu_261 style='margin-top:6.0pt'>b) Chính sách và mục tiêu an toàn gồm trách nhiệm và cam kết quản lý, trách nhiệm giải trình về an toàn, bố trí nhân sự chủ chốt về an toàn, phối hợp lập kế hoạch ứng phó khẩn nguy, hồ sơ và tài liệu an toàn;

id=ten_diem_c_khoan_1_dieu_261 style='margin-top:6.0pt'>c) Quản lý rủi ro gồm nhận dạng mối nguy hiểm và quản lý rủi ro, đánh giá và giảm thiểu rủi ro;

id=ten_diem_d_khoan_1_dieu_261 style='margin-top:6.0pt'>d) Đảm bảo an toàn bao gồm theo dõi và đánh giá thực hiện an toàn, quản lý các thay đổi, cải tiến liên tục SMS;

id=ten_diem_dd_khoan_1_dieu_261 style='margin-top:6.0pt'>đ) Thúc đẩy công tác an toàn gồm công tác đào tạo và huấn luyện an toàn, thông tin tuyên truyền an toàn, các hoạt động liên quan.

2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung tài liệu SMS và báo cáo Cục Hàng không Việt Nam.

3. Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn chi tiết về việc xây dựng, kiểm tra, giám sát việc thực hiện tài liệu SMS.

Điều 262. Công tác kiểm tra, giám sát an toàn hoạt động bay

1. Phạm vi kiểm tra, giám sát bao gồm việc tuân thủ các quy định của Luật HKDD Việt Nam và văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, hướng dẫn và phương thức; tiêu chuẩn, khuyến cáo thực hành của ICAO đối với các cơ quan, tổ chức liên quan đến lĩnh vực hoạt động bay và việc thực hiện SMS của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.

2. Kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất do giám sát viên an toàn hoạt động bay thực hiện.

3. Nội dung kiểm tra, giám sát bao gồm:

id=ten_diem_a_khoan_3_dieu_262 style='margin-top:6.0pt'>a) Tổ chức, sử dụng vùng trời;

id=ten_diem_b_khoan_3_dieu_262 style='margin-top:6.0pt'>b) Cấp phép bay và thực hiện phép bay dân dụng;

id=ten_diem_c_khoan_3_dieu_262 style='margin-top:6.0pt'>c) Kế hoạch bay gồm việc lập, triển khai thực hiện và lưu trữ kế hoạch bay mùa, hàng ngày và kế hoạch bay không lưu;

id=ten_diem_d_khoan_3_dieu_262 style='margin-top:6.0pt'>d) Chuẩn bị trước chuyến bay, thực hiện chuyến bay và sau khi bay;

id=ten_diem_dd_khoan_3_dieu_262 style='margin-top:6.0pt'>đ) Cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay gồm tổ chức, khai thác cơ sở cung cấp dịch vụ và chất lượng cung cấp dịch vụ;

id=ten_diem_e_khoan_3_dieu_262 style='margin-top:6.0pt'>e) Hệ thống thiết bị bảo đảm hoạt động bay;

id=ten_diem_g_khoan_3_dieu_262 style='margin-top:6.0pt'>g) Hệ thống văn bản tài liệu nghiệp vụ;

id=ten_diem_h_khoan_3_dieu_262 style='margin-top:6.0pt'>h) Huấn luyện nhân viên;

id=ten_diem_i_khoan_3_dieu_262 style='margin-top:6.0pt'>i) Giấy phép nhân viên; giấy phép khai thác hệ thống kỹ thuật, thiết bị; giấy phép khai thác cơ sở ANS;

id=ten_diem_k_khoan_3_dieu_262 style='margin-top:6.0pt'>k) Hệ thống báo cáo và SMS;

id=ten_diem_l_khoan_3_dieu_262 style='margin-top:6.0pt'>l) Công tác kiểm tra, điều tra xử lý và ngăn ngừa các sự cố trong lĩnh vực hoạt động bay;

id=ten_diem_m_khoan_3_dieu_262 style='margin-top:6.0pt'>m) Chướng ngại vật hàng không và các hoạt động quản lý an toàn khác có liên quan.

4. Cục Hàng không Việt Nam ban hành sổ tay nghiệp vụ hướng dẫn chi tiết quy trình kiểm tra, giám sát cho giám sát viên an toàn hoạt động bay.

Điều 263. Giám sát viên an toàn hoạt động bay

1. Giám sát viên an toàn hoạt động bay là cán bộ, chuyên viên của cơ quan Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không có thẩm quyền thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc đảm bảo an toàn trong lĩnh vực hoạt động bay. Lĩnh vực kiểm tra, giám sát được ghi rõ trong Thẻ giám sát an toàn hoạt động bay, bao gồm một hoặc các lĩnh vực cụ thể sau:

id=ten_diem_a_khoan_1_dieu_263 style='margin-top:6.0pt'>a) Quản lý hoạt động bay (AN);

id=ten_diem_b_khoan_1_dieu_263 style='margin-top:6.0pt'>b) ATM;

id=ten_diem_c_khoan_1_dieu_263 style='margin-top:6.0pt'>c) CNS;

id=ten_diem_d_khoan_1_dieu_263 style='margin-top:6.0pt'>d) Khí tượng hàng không (MET);

id=ten_diem_dd_khoan_1_dieu_263 style='margin-top:6.0pt'>đ) Thông báo tin tức hàng không (AIS);

id=ten_diem_e_khoan_1_dieu_263 style='margin-top:6.0pt'>e) Tìm kiếm, cứu nạn HKDD (SAR);

id=ten_diem_g_khoan_1_dieu_263 style='margin-top:6.0pt'>g) Phương thức bay (PANS-OPS); .

id=ten_diem_h_khoan_1_dieu_263 style='margin-top:6.0pt'>h) Bản đồ, sơ đồ hàng không (MAP/CHART).

2. Giám sát viên an toàn hoạt động bay phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm như sau:

id=ten_diem_a_khoan_2_dieu_263 style='margin-top:6.0pt'>a) Có tối thiểu 5 năm đảm nhiệm một trong các vị trí công tác thuộc lĩnh vực được giao kiểm tra giám sát gồm tổ chức, sử dụng vùng trời; cấp phép bay; kế hoạch bay; không lưu; CNS; khí tượng hàng không; thông báo tin tức hàng không; tìm kiếm, cứu nạn; phương thức bay, quy chế bay;

id=ten_diem_b_khoan_2_dieu_263 style='margin-top:6.0pt'>b) Được huấn luyện về chính sách an toàn, công tác kiểm tra, giám sát, phê chuẩn trong lĩnh vực hoạt động bay; có chứng chỉ khóa đào tạo, huấn luyện về an toàn và giám sát an toàn hoạt động bay tại các cơ sở đào tạo, huấn luyện được Cục Hàng không Việt Nam công nhận hoặc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện;

id=ten_diem_c_khoan_2_dieu_263 style='margin-top:6.0pt'>c) Thành thạo tiếng Anh (đọc, hiểu, nói và nghe).

3. Giám sát viên an toàn hoạt động bay có trách nhiệm và quyền hạn sau:

id=ten_diem_a_khoan_3_dieu_263 style='margin-top:6.0pt'>a) Tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát an toàn hoạt động bay theo các nội dung quy định tại b) Tiếp cận và kiểm tra bất kỳ hệ thống thiết bị bảo đảm hoạt động bay, cơ sở ANS, cơ quan cấp phép bay HKDD; khu vực hoạt động tại cảng hàng không, sân bay; khu vực tĩnh không sân bay có hoạt động bay HKDD;

id=ten_diem_c_khoan_3_dieu_263 style='margin-top:6.0pt'>c) Yêu cầu bất kỳ cán bộ, nhân viên cơ sở ANS, người lái đưa ra các tài liệu, vật chứng liên quan đến sự cố mất an toàn hàng không hoặc phục vụ cho công tác điều tra sự cố vi phạm; công tác kiểm tra, giám sát an toàn hoạt động bay;

id=ten_diem_d_khoan_3_dieu_263 style='margin-top:6.0pt'>d) Kiểm tra và sao chép các giấy phép, giấy chứng nhận, nhật ký kỹ thuật, tài liệu hoặc hồ sơ liên quan đến bảo đảm hoạt động bay.

4. Khi thực hiện quyền hạn quy định tại Khoản 3 Điều này, giám sát viên an toàn hoạt động bay có quyền kiến nghị Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam xem xét đình chỉ thực hiện chuyến bay và đình chỉ hoạt động của nhân viên, hệ thống kỹ thuật, thiết bị, cơ sở ANS có liên quan nhằm ngăn ngừa khả năng uy hiếp an toàn bay.

5. Giám sát viên an toàn hoạt động bay khi thực hiện nhiệm vụ phải đeo thẻ giám sát viên và phải chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, Cục Hàng không Việt Nam cấp thẻ giám sát viên an toàn hoạt động bay cho các giám sát viên an toàn hoạt động bay.

6. Mẫu thẻ giám sát an toàn hoạt động bay được quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này. Thẻ có thời gian hiệu lực 05 năm. Người được cấp thẻ giám sát viên an toàn hoạt động bay bị thu hồi thẻ trong các trường hợp sau:

id=ten_diem_a_khoan_6_dieu_263 style='margin-top:6.0pt'>a) Không còn đáp ứng các yêu cầu nêu tại Khoản 2 Điều này;

id=ten_diem_b_khoan_6_dieu_263 style='margin-top:6.0pt'>b) Không được bố trí tiếp tục làm nhiệm vụ giám sát viên an toàn hoạt động bay;

id=ten_diem_c_khoan_6_dieu_263 style='margin-top:6.0pt'>c) Vi phạm các quy định của pháp luật về việc quản lý an toàn hoạt động bay.

Điều 264. Công tác đánh giá an toàn hoạt động bay

1. Phạm vi đánh giá an toàn hoạt động bay bao gồm việc tuân thủ các quy định của Luật HKDD Việt Nam và văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, hướng dẫn và phương thức; tiêu chuẩn, khuyến cáo thực hành của ICAO; đảm bảo khai thác hoạt động bay, cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và việc thực hiện SMS trong phạm vi của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.

2. Việc đánh giá an toàn hoạt động bay do đánh giá viên của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay thực hiện phù hợp với tài liệu SMS của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay xây dựng và ban hành sổ tay nghiệp vụ hướng dẫn chi tiết quy trình đánh giá cho đánh giá viên an toàn hoạt động bay của doanh nghiệp.

Điều 265. Các biện pháp ngăn ngừa uy hiếp an toàn bay

1. Trong trường hợp có vi phạm hoặc không còn đáp ứng đủ tiêu chuẩn, quy định, điều kiện về giấy phép nhân viên, giấy phép khai thác hệ thống thiết bị và cơ sở ANS, phép bay, giấy chứng nhận, văn bản cho phép hoặc các văn bản khác thuộc thẩm quyền cấp hoặc ban hành của Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam có thể áp dụng các biện pháp sau:

id=ten_diem_a_khoan_1_dieu_265 style='margin-top:6.0pt'>a) Yêu cầu đình chỉ thực hiện chuyến bay để ngăn ngừa việc uy hiếp an toàn bay;

id=ten_diem_b_khoan_1_dieu_265 style='margin-top:6.0pt'>b) Tạm đình chỉ, đình chỉ có thời hạn hoặc thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận của tổ chức, cá nhân vi phạm;

id=ten_diem_c_khoan_1_dieu_265 style='margin-top:6.0pt'>c) Thay đổi nội dung, phạm vi hoạt động hoặc tái kiểm tra để cấp lại của tổ chức, cá nhân vi phạm.

2. Việc áp dụng biện pháp ngăn ngừa theo quy định tại Khoản 1 Điều này phải được lập thành văn bản, hồ sơ nêu rõ tính chất, mức độ của hành vi bị xử lý, quá trình khuyến cáo, khắc phục hoặc xác minh đối với hành vi vi phạm, biện pháp xử lý đã áp dụng.

3. Người bị xử lý có thể khiếu nại về quyết định áp dụng biện pháp ngăn ngừa theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Điều 266. Các biện pháp tăng cường an toàn hoạt động bay

Cục Hàng không Việt Nam áp dụng các biện pháp tăng cường sau:

1. Phổ biến kinh nghiệm, bài học liên quan trên thế giới và tại Việt Nam cho các tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp đến hoạt động bay bằng các hình thức thích hợp.

2. Tổ chức thực hiện, giám sát kết quả thực hiện khuyến cáo an toàn của các cuộc điều tra tai nạn tàu bay, sự cố trong lĩnh vực hoạt động bay.

3. Tổng kết, đánh giá và phân tích định kỳ hàng năm việc thực hiện quản lý an toàn hoạt động bay; tổ chức khắc phục các hạn chế, yêu cầu, đề nghị liên quan nhằm hoàn thiện công tác quản lý an toàn và SMS.

4. Tổ chức huấn luyện, đào tạo về an toàn hoạt động bay.

Thông tư 19/2017/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo đảm hoạt động bay do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 19/2017/TT-BGTVT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 06/06/2017
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Trương Quang Nghĩa
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 461 đến số 462
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH