Điều 8 Thông tư 04/2018/TT-BGTVT về quy định việc bảo đảm kỹ thuật nhiên liệu hàng không do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 8. Yêu cầu về hồ sơ thử nghiệm nhiên liệu hàng không
1. Căn cứ kết quả thử nghiệm của từng phép thử, phòng thử nghiệm cấp chứng nhận chất lượng cho mẫu thử. Vị trí lưu và thời gian lưu chứng nhận chất lượng phải tuân thủ theo tài liệu JIG.
2. Phòng thử nghiệm phải lưu giữ hồ sơ của quan trắc gốc, có sổ ghi chép kết quả thử nghiệm đối với từng phép thử của mẫu thử với các nội dung chính sau: ngày, giờ thử nghiệm, mẫu số, đơn vị gửi mẫu (hoặc vị trí lấy mẫu) chỉ tiêu kiểm tra, mức quy định của tiêu chuẩn, kết quả thử nghiệm, đánh giá (đạt, không đạt), chữ ký của người thực hiện và giám định viên. Khi trong hồ sơ có sai lỗi, phải gạch lên sai lỗi đó và ghi giá trị đúng bên cạnh, không được tẩy xoá làm khó đọc hoặc xóa bỏ. Tất cả những thay đổi trong hồ sơ phải được chính người sửa chữa ký xác nhận hoặc viết tắt tên.
3. Các yêu cầu về chứng nhận chất lượng nhiên liệu hàng không
a) Chứng nhận chất lượng của nhà máy lọc dầu: được phát hành khi toàn bộ các thử nghiệm được thực hiện tại nhà máy lọc dầu, có nội dung phản ánh các yêu cầu tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm được thử nghiệm, ngày thử, phương pháp thử và các kết quả thử nghiệm. Chứng nhận này phải thể hiện: thành phần nhiên liệu (% thể tích) của các cấu tử không qua quá trình hydro hóa, qua quá trình hydro hóa nhẹ, qua quá trình hydro hóa khắc nghiệt; thành phần nhiên liệu tổng hợp (nếu có); chi tiết về việc bổ sung các chất phụ gia, bao gồm cả chủng loại và số lượng của phụ gia theo danh mục của tiêu chuẩn DEF STAN 91-091 hoặc AFQRJOS. Trong chứng nhận chất lượng phải thể hiện giới hạn được chấp nhận của các chỉ tiêu thử nghiệm và công bố sự phù hợp với Tiêu chuẩn chất lượng áp dụng. Thời hạn hiệu lực của Chứng nhận chất lượng nhà máy lọc dầu không quá 180 ngày hoặc 12 tháng trong trường hợp sản phẩm được tồn chứa trong các thùng phuy tiêu chuẩn đáp ứng các yêu cầu tồn chứa và bảo quản nhiên liệu hàng không.
b) Chứng nhận phân tích (Certificate of Analysis): được phát hành bởi tổ chức giám định độc lập và các phòng thử nghiệm, sau khi nhiên liệu hàng không được xuất ra khỏi nhà máy lọc dầu, tại kho trung gian, nơi lô nhiên liệu hàng không có thể bị trộn lẫn. Chứng nhận phân tích có nội dung phản ánh kết quả các phép đo cho các tính chất theo các yêu cầu kỹ thuật liên quan. Chứng nhận này phải thể hiện thông tin liên quan đến việc nhận dạng nhà máy lọc dầu và khả năng truy tìm nguồn gốc của sản phẩm, tiêu chuẩn áp dụng; phòng thử nghiệm cấp giấy chứng nhận; các thông tin nhận dạng sản phẩm (số lô hoặc số nhận dạng, số bể, số lượng nhiên liệu trong lô); các hạng mục đã thử nghiệm bao gồm giới hạn của tiêu chuẩn. Thời hạn hiệu lực của Chứng nhận phân tích không quá 180 ngày hoặc 12 tháng trong trường hợp sản phẩm được tồn chứa trong các thùng phuy tiêu chuẩn đáp ứng các yêu cầu tồn chứa và bảo quản nhiên liệu hàng không.
c) Chứng nhận kiểm tra lại (Recertification Test Certificate): được lập để xác nhận chất lượng của nhiên liệu hàng không đã không bị thay đổi trong quá trình phân phối và vẫn nằm trong giới hạn tiêu chuẩn. Các chỉ tiêu kiểm tra lại được quy định tại Phụ lục A11, A12 tài liệu JIG và giới hạn thay đổi cho phép được quy định tại tài liệu EI/JIG 1530, JIG 2 phiên bản hiện hành. Các kết quả thử đối với các tính chất quan trọng đã được quy định phải nằm trong giới hạn chênh lệch tối đa của lần phân tích trước của cùng lô hàng, chứng nhận này phải thể hiện thông tin tiêu chuẩn áp dụng; phòng thử nghiệm cấp giấy chứng nhận; các thông tin nhận dạng sản phẩm (số lô hoặc số nhận dạng; số bể; số lượng của từng lô tạo nên lô mới); các hạng mục đã thử nghiệm bao gồm giới hạn của tiêu chuẩn. Thời hạn hiệu lực của chứng nhận kiểm tra lại không quá 180 ngày hoặc 12 tháng trong trường hợp sản phẩm được tồn chứa trong các thùng phuy tiêu chuẩn đáp ứng các yêu cầu tồn chứa và bảo quản nhiên liệu hàng không. Chứng nhận này được thực hiện tại kho nhiên liệu hàng không và phải được ghi rõ ngày lập và có chữ ký của người có trách nhiệm.
d) Chứng nhận kiểm tra định kỳ (Periodic Test Certificate): các thử nghiệm thực hiện trên nhiên liệu hàng không được bảo quản tại kho sau 06 tháng mà không có tiếp nhận mới để khẳng định rằng nhiên liệu hàng không phù hợp theo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng nhiên liệu hàng không không thay đổi một cách đáng kể từ lần kiểm tra cuối cùng. Các chỉ tiêu thử nghiệm tối thiểu được quy định tại tài liệu EI/JIG 1530, JIG 2 phiên bản hiện hành. Chứng nhận này được thực hiện tại kho nhiên liệu hàng không và phải được ghi rõ ngày lập và có chữ ký của người có trách nhiệm.
Thông tư 04/2018/TT-BGTVT về quy định việc bảo đảm kỹ thuật nhiên liệu hàng không do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 04/2018/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 23/01/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Đình Thọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 383 đến số 384
- Ngày hiệu lực: 15/04/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Tiêu chuẩn kỹ thuật của nhiên liệu hàng không
- Điều 5. Lấy mẫu kiểm tra chất lượng nhiên liệu hàng không
- Điều 6. Thử nghiệm mẫu nhiên liệu hàng không và kiểm tra tại hiện trường
- Điều 7. Phòng thử nghiệm và phương tiện đo lường
- Điều 8. Yêu cầu về hồ sơ thử nghiệm nhiên liệu hàng không
- Điều 9. Phụ gia sử dụng trong nhiên liệu hàng không
- Điều 10. Thiết kế, xây dựng, cải tạo kho nhiên liệu hàng không
- Điều 11. Bể chứa, bể xả đáy, bể chứa nhiên liệu hàng không tái sử dụng
- Điều 12. Hệ thống công nghệ kho nhiên liệu hàng không
- Điều 13. Thiết bị lọc nhiên liệu hàng không
- Điều 14. Phương tiện vận chuyển nhiên liệu hàng không bằng đường bộ, đường sắt
- Điều 15. Phương tiện vận chuyển nhiên liệu hàng không bằng đường biển, đường thủy nội địa
- Điều 16. Đường ống vận chuyển nhiên liệu hàng không
- Điều 17. Yêu cầu chung đối với phương tiện tra nạp nhiên liệu hàng không
- Điều 18. Xe tra nạp nhiên liệu
- Điều 19. Xe truyền tiếp nhiên liệu
- Điều 20. Quy định chung về tiếp nhận nhiên liệu hàng không
- Điều 21. Tiếp nhận nhiên liệu hàng không bằng đường thủy (nhập khẩu và vận chuyển nội địa)
- Điều 22. Tiếp nhận nhiên liệu hàng không vận chuyển bằng đường ống
- Điều 23. Tiếp nhận nhiên liệu hàng không từ xi téc đường sắt và từ xe ô tô xi téc vào kho sân bay
- Điều 24. Kiểm tra định kỳ trong bảo quản nhiên liệu hàng không
- Điều 25. Quy định chung đối với nhiên liệu hàng không trong cấp phát và vận chuyển
- Điều 26. Cấp phát nhiên liệu hàng không vào tàu dầu, xà lan vận chuyển
- Điều 27. Cấp phát nhiên liệu hàng không cho xi téc ô tô, xi téc đường sắt
- Điều 28. Cấp phát nhiên liệu hàng không cho xe tra nạp
- Điều 29. Các yêu cầu đối với hệ thống tra nạp ngầm để đảm bảo chất lượng nhiên liệu hàng không
- Điều 30. Yêu cầu đối với hệ thống tra nạp ngầm mới, sửa chữa, cải tạo
- Điều 31. Trách nhiệm của các bên liên quan đến tra nạp nhiên liệu hàng không cho tàu bay
- Điều 32. Tra nạp nhiên liệu hàng không cho tàu bay
- Điều 33. Hút nhiên liệu hàng không từ thùng chứa nhiên liệu tàu bay
- Điều 34. Tra nạp nhiên liệu hàng không cho các chuyến bay chuyên cơ
- Điều 35. Tra nạp nhiên liệu hàng không trong các trường hợp đặc biệt
- Điều 36. Tra nạp nhiên liệu hàng không khi tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp
- Điều 37. Xử lý trong trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn cho tàu bay mà nhiên liệu hàng không có thể là nguyên nhân