Điều 21 Thông tư 04/2018/TT-BGTVT về quy định việc bảo đảm kỹ thuật nhiên liệu hàng không do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 21. Tiếp nhận nhiên liệu hàng không bằng đường thủy (nhập khẩu và vận chuyển nội địa)
1. Kho đầu nguồn phải hoàn tất việc chuẩn bị tiếp nhận trước khi tàu vận chuyển nhiên liệu hàng không cập cảng trả hàng theo thời gian thông báo của chủ hàng, chủ phương tiện vận chuyển hoặc đại lý hàng hải.
2. Đối với trường hợp nhập khẩu nhiên liệu hàng không: chủ lô hàng nhập khẩu hoặc người được ủy quyền phải hoàn tất thủ tục hải quan, thông báo cho tổ chức giám định độc lập để giám định số lượng, chất lượng nhiên liệu theo quy định của hợp đồng.
3. Người bán hàng phải lập và gửi theo tàu vận chuyển các loại chứng từ, hồ sơ xác nhận số lượng, chất lượng nhiên liệu hàng không vận chuyển như sau:
a) Giấy chứng nhận xuất hàng xác nhận chủng loại, số lượng nhiên liệu hàng không xuất xuống tàu, bao gồm cả số lượng trong từng hầm hàng. Nếu nhiên liệu hàng không xuất là của từ 02 lô khác nhau trở lên thì phải ghi rõ số lượng xuất xuống tàu của từng lô, bể chứa.
b) Chứng nhận giám định số lượng nhiên liệu hàng không trên tàu của tổ chức giám định độc lập tại cảng xuống hàng.
c) Các chứng nhận chất lượng nhiên liệu hàng không: theo quy định tại
d) Đối với tàu không chuyên dụng: sau khi kết thúc bơm hàng, thực hiện kiểm tra lại của mẫu gộp lấy từ các hầm hàng sau khi cấp đủ số lượng nhiên liệu hàng không xuống phương tiện. Kết quả kiểm tra lại được gửi đến kho tiếp nhận trước khi phương tiện vận chuyển đến trả hàng (có thể gửi kết quả kiểm tra lại qua fax hoặc thư điện tử).
đ) Xác nhận của chủ phương tiện về chủng loại nhiên liệu đã vận chuyển, biên bản làm sạch phương tiện. Nội dung biên bản làm sạch phương tiện phải ghi rõ: chủng loại nhiên liệu đã vận chuyển, quy trình làm sạch, kết quả kiểm tra độ sạch, thời gian và xác nhận của người thực hiện, người kiểm tra và đại diện chủ phương tiện.
e) Mẫu thuyền trưởng: sau khi cấp đủ hàng xuống tàu tại cảng xếp hàng, người bán hàng thực hiện lập mẫu thuyền trưởng và niêm phong có xác nhận của đại diện người bán, chủ phương tiện, tổ chức giám định độc lập; giao mẫu cho đơn vị giám định độc lập lưu mẫu. Thời gian lưu mẫu tối thiểu là 01 tháng (nếu có tranh chấp về chất lượng trong quá trình nhập tàu thì phải lưu mẫu đến khi tranh chấp được giải quyết xong). Mẫu thuyền trưởng sẽ được giám định khi có nghi vấn về chất lượng nhiên liệu hàng không tại cảng dỡ hàng.
4. Kiểm tra tàu, số lượng, hồ sơ chất lượng nhiên liệu hàng không trước khi tiếp nhận và kiểm tra tàu, số lượng, tính toán lượng nhiên liệu hao hụt sau khi tiếp nhận: phải đáp ứng theo quy định tại
5. Kiểm tra chất lượng nhiên liệu hàng không trên tàu dầu: trước khi tiếp nhận, trong quá trình tiếp nhận và kết thúc tiếp nhận phải đáp ứng các quy định theo tiêu chuẩn tại EI/JIG 1530.
a) Khi thu hồi hết nhiên liệu hàng không trong hệ thống công nghệ bằng phương pháp bơm nước, phải dùng nước ngọt hoặc nước đệm thích hợp (pH trung tính), không dùng nước biển để đẩy nhiên liệu hàng không, phải kiểm soát chính xác thời điểm xuất hiện hỗn hợp nhiên liệu - nước tại khu bể chứa để chuyển, tiếp nhận vào bể phân ly;
b) Nhiên liệu hàng không trong các bể phân ly (nếu có) phải được để ổn định, xả tạp chất, nước và thực hiện kiểm tra ngoại quan. Nếu chất lượng phù hợp yêu cầu nhiên liệu hàng không thì bơm chuyển vào bể chứa nhiên liệu cùng chủng loại.
Thông tư 04/2018/TT-BGTVT về quy định việc bảo đảm kỹ thuật nhiên liệu hàng không do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Điều 4. Tiêu chuẩn kỹ thuật của nhiên liệu hàng không
- Điều 5. Lấy mẫu kiểm tra chất lượng nhiên liệu hàng không
- Điều 6. Thử nghiệm mẫu nhiên liệu hàng không và kiểm tra tại hiện trường
- Điều 7. Phòng thử nghiệm và phương tiện đo lường
- Điều 8. Yêu cầu về hồ sơ thử nghiệm nhiên liệu hàng không
- Điều 9. Phụ gia sử dụng trong nhiên liệu hàng không
- Điều 10. Thiết kế, xây dựng, cải tạo kho nhiên liệu hàng không
- Điều 11. Bể chứa, bể xả đáy, bể chứa nhiên liệu hàng không tái sử dụng
- Điều 12. Hệ thống công nghệ kho nhiên liệu hàng không
- Điều 13. Thiết bị lọc nhiên liệu hàng không
- Điều 14. Phương tiện vận chuyển nhiên liệu hàng không bằng đường bộ, đường sắt
- Điều 15. Phương tiện vận chuyển nhiên liệu hàng không bằng đường biển, đường thủy nội địa
- Điều 16. Đường ống vận chuyển nhiên liệu hàng không
- Điều 17. Yêu cầu chung đối với phương tiện tra nạp nhiên liệu hàng không
- Điều 18. Xe tra nạp nhiên liệu
- Điều 19. Xe truyền tiếp nhiên liệu
- Điều 20. Quy định chung về tiếp nhận nhiên liệu hàng không
- Điều 21. Tiếp nhận nhiên liệu hàng không bằng đường thủy (nhập khẩu và vận chuyển nội địa)
- Điều 22. Tiếp nhận nhiên liệu hàng không vận chuyển bằng đường ống
- Điều 23. Tiếp nhận nhiên liệu hàng không từ xi téc đường sắt và từ xe ô tô xi téc vào kho sân bay
- Điều 24. Kiểm tra định kỳ trong bảo quản nhiên liệu hàng không
- Điều 25. Quy định chung đối với nhiên liệu hàng không trong cấp phát và vận chuyển
- Điều 26. Cấp phát nhiên liệu hàng không vào tàu dầu, xà lan vận chuyển
- Điều 27. Cấp phát nhiên liệu hàng không cho xi téc ô tô, xi téc đường sắt
- Điều 28. Cấp phát nhiên liệu hàng không cho xe tra nạp
- Điều 29. Các yêu cầu đối với hệ thống tra nạp ngầm để đảm bảo chất lượng nhiên liệu hàng không
- Điều 30. Yêu cầu đối với hệ thống tra nạp ngầm mới, sửa chữa, cải tạo
- Điều 31. Trách nhiệm của các bên liên quan đến tra nạp nhiên liệu hàng không cho tàu bay
- Điều 32. Tra nạp nhiên liệu hàng không cho tàu bay
- Điều 33. Hút nhiên liệu hàng không từ thùng chứa nhiên liệu tàu bay
- Điều 34. Tra nạp nhiên liệu hàng không cho các chuyến bay chuyên cơ
- Điều 35. Tra nạp nhiên liệu hàng không trong các trường hợp đặc biệt
- Điều 36. Tra nạp nhiên liệu hàng không khi tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp
- Điều 37. Xử lý trong trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn cho tàu bay mà nhiên liệu hàng không có thể là nguyên nhân