Điều 32 Thông tư 04/2018/TT-BGTVT về quy định việc bảo đảm kỹ thuật nhiên liệu hàng không do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 32. Tra nạp nhiên liệu hàng không cho tàu bay
1. Vị trí của phương tiện tra nạp trên sân đỗ
a) Vị trí tra nạp nhiên liệu hàng không cánh trái tàu bay theo hướng nhìn từ đuôi tàu bay được ưu tiên sử dụng.
b) Chỉ được tiếp cận tàu bay khi tàu bay đã dừng hẳn, đã đóng chèn, động cơ chính đã tắt và đèn nháy cảnh báo đã tắt, trừ trường hợp tàu bay phải có phương tiện hỗ trợ mới tắt được động cơ.
c) Vị trí của phương tiện tra nạp không được cản trở lối vào cửa ca bin và cửa hầm hàng. Phương tiện tra nạp không hướng thẳng vào động cơ tàu bay và không được ảnh hưởng đến các hoạt động của phương tiện khác hoạt động trên sân đỗ.
d) Phương tiện tra nạp phải đỗ đúng vị trí của sơ đồ phục vụ chuẩn của trang thiết bị mặt đất; tránh khả năng va chạm với bất kỳ bộ phận nào của tàu bay hoặc các phương tiện phục vụ mặt đất khác trong khi di chuyển vào (ra) vị trí tra nạp nhiên liệu; các ống mềm của xe tra nạp và các ống mềm của xe truyền tiếp nhiên liệu phải được sắp xếp gọn gàng để giảm tối thiểu nguy cơ của các phương tiện vận chuyển hành lý hoặc va chạm với các phương tiện phục vụ cho tàu bay khác gây hư hỏng; phương tiện tra nạp không bị các thiết bị khác cản trở để trong trường hợp khẩn cấp nhanh chóng di chuyển ra xa tàu bay.
đ) Phương tiện tra nạp phải đỗ với bán kính tối thiểu 03 m ngoài luồng khí xả của động cơ tàu bay và luồng khí xả APU hay các khu vực nguy hiểm khác.
e) Khi phương tiện tra nạp đỗ dưới cánh tàu bay, người điều khiển phương tiện phải tính đến khả năng tàu bay bị lún do tải trọng của nhiên liệu hàng không, hàng hóa, hành khách tăng để đề phòng cánh tàu bay, nắp cửa nạp nhiên liệu hoặc các bộ phận khác va chạm vào phương tiện tra nạp.
g) Khi thực hiện tra nạp nhiên liệu hàng không cho tàu bay, trong trường hợp tàu bay thả cánh tà (trước và sau), người điều khiển phương tiện tra nạp phải xem xét khoảng cách giữa phương tiện tra nạp và các cánh tà đang được thả, đảm bảo có người cảnh giới khi tiếp cận và rời khỏi vị trí tra nạp.
2. Liên kết truyền tĩnh điện và nối đất giữa phương tiện tra nạp và tàu bay
a) Tàu bay, các phương tiện tra nạp và ống mềm nạp trên cánh phải thông điện với nhau trong quá trình nạp nhiên liệu để đảm bảo không có sự chênh lệch điện thế giữa các phương tiện.
b) Việc truyền tĩnh điện giữa phương tiện tra nạp và tàu bay phải được thực hiện trước khi lắp ống tra nạp hay mở nắp cửa nhập nhiên liệu của tàu bay. Duy trì kết nối cho đến khi tất cả các ống tra nạp đã được tháo ra hoặc nắp cửa nạp nhiên liệu tàu bay đã được đóng lại.
c) Không được tiếp đất phương tiện tra nạp khi thực hiện tra nạp nhiên liệu hàng không cho tàu bay.
3. Các trường hợp không được tra nạp nhiên liệu hàng không cho tàu bay
a) Đang có giông bão, bão từ, sấm chớp uy hiếp an toàn tra nạp. Không thực hiện công tác tra nạp bằng sàn công tác khi tốc độ gió vượt quá 40 hải lý (74 km/h).
b) Có nhiên liệu hàng không rò, tràn ra khu vực tra nạp, trên tàu bay, trên xe tra nạp, hệ thống đường ống dẫn nhiên liệu hoặc các đầu nối bị rò chảy nhiên liệu.
c) Không có lối thoát nhanh cho phương tiện tra nạp khi có sự cố khẩn cấp.
d) Các phương tiện tra nạp không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định tại
đ) Tàu bay đang trong quá trình bảo dưỡng cánh tà.
e) Chỉ thực hiện tra nạp nhiên liệu hàng không cho tàu bay trong nhà để tàu bay khi được phép của nhà chức trách hàng không.
4. Quy định kiểm tra chất lượng nhiên liệu hàng không trước khi tra nạp
a) Nhiên liệu hàng không tra nạp lên tàu bay phải đảm bảo không có nước, tạp chất, đúng chủng loại, đạt tiêu chuẩn chất lượng theo các yêu cầu của AFQRJOS, tài liệu JIG và phải có các Chứng nhận xác định chất lượng nhiên liệu còn hiệu lực.
b) Thực hiện lấy mẫu kiểm tra chất lượng trên sân đỗ, xả tạp chất và nước đối với phương tiện tra nạp nhiên liệu hàng không theo quy định của tài liệu JIG 1. Trường hợp hãng hàng không yêu cầu lấy mẫu, nhân viên tra nạp phải làm rõ với đại diện hãng hàng không về lý do kiểm tra mẫu; phương pháp kiểm tra mẫu mà hãng hàng không sẽ tiến hành; lấy 02 mẫu (niêm phong, dán nhãn) một mẫu gửi cho hãng hàng không, mẫu còn lại được lưu tại công ty tra nạp.
5. Các quy định để đảm bảo an toàn trong và sau khi tra nạp
a) Khi tra nạp nhiên liệu hàng không cho tàu bay, nhân viên tra nạp phải ở vị trí có thể quan sát rõ bảng điều khiển xe tra nạp và cửa nạp nhiên liệu tàu bay; sử dụng bộ điều khiển cầm tay để tra nạp nhiên liệu hàng không, không được dùng vật để chèn mở bộ điều khiển cầm tay; quan sát, kiểm tra rò rỉ nhiên liệu; chênh lệch áp suất trên bầu lọc và các thông số kỹ thuật khác.
b) Phải dừng ngay tra nạp khi có rò rỉ nhiên liệu hoặc chênh lệch áp suất trên bầu lọc tăng hoặc giảm quá 34,5 Kpa (5 psi) so với giá trị đo gần nhất ở điều kiện dòng chảy tương đương.
c) Trong quá trình tra nạp nhiên liệu hàng không, không được làm các công việc bảo dưỡng tàu bay có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn tra nạp nhiên liệu tàu bay.
d) Không sử dụng điện thoại di động trong khu vực tra nạp an toàn.
đ) Không được làm tràn nhiên liệu hàng không khi đang tra nạp. Nếu nhiên liệu hàng không bị tràn, nhân viên tra nạp phải dừng tra nạp và tiến hành lau sạch nhiên liệu hàng không bị tràn bằng bộ dụng cụ thấm dầu trên xe tra nạp. Nếu nhiên liệu hàng không bị tràn với diện tích hơn 04 m2 phải đề nghị nhân viên cứu hỏa đến làm sạch.
e) Khi đang tra nạp nhiên liệu hàng không cho tàu bay, không được thực hiện các hành vi bật, tắt nguồn điện tàu bay hoặc sử dụng các thiết bị sinh ra tia lửa điện; thông điện để kiểm tra thiết bị và hệ thống tàu bay; sưởi ấm động cơ; dùng nguồn sáng hở để kiểm tra quá trình tra nạp nhiên liệu hàng không.
g) Khi đang tra nạp nhiên liệu hàng không cho tàu bay, các phương tiện hoạt động trên khu bay trong bán kính 15 m từ tàu bay không được khởi động động cơ.
h) Không hút thuốc trong khu vực tra nạp.
i) Sau khi hoàn thành việc tra nạp: trước khi rời khỏi tàu bay, nhân viên tra nạp phải kiểm tra xung quanh phương tiện tra nạp và các nắp cửa nạp nhiên liệu của tàu bay lần cuối (đi bộ “360o”) để đảm bảo các nắp cửa nạp nhiên liệu của tàu bay đã được đóng chắc chắn, phương tiện tra nạp nhiên liệu đã được ngắt hoàn toàn với tàu bay và tất cả các chi tiết của phương tiện đã được xếp gọn.
k) Người điều khiển phương tiện tra nạp và nhân viên tra nạp phải phối hợp chặt chẽ khi điều khiển phương tiện rời khỏi tàu bay theo quy trình quy định.
l) Duy trì liên kết truyền tĩnh điện giữa tàu bay và xe tra nạp trong suốt quá trình tra nạp và sau khi kết thúc tra nạp, phải ngắt các kết nối giữa xe tra nạp và tàu bay.
6. Tra nạp nhiên liệu hàng không cho tàu bay bằng xe tra nạp dưới cánh tàu bay: ngoài các quy định tại
7. Tra nạp nhiên liệu hàng không cho tàu bay bằng xe tra nạp trên cánh tàu bay: ngoài các quy định tại
8. Tra nạp nhiên liệu hàng không cho tàu bay bằng xe truyền tiếp nhiên liệu dưới cánh tàu bay: ngoài các quy định nêu tại
9. Tra nạp nhiên liệu hàng không cho tàu bay bằng xe truyền tiếp nhiên liệu trên cánh tàu bay
a) Không được nạp nhiên liệu hàng không trên cánh tàu bay từ hệ thống tra nạp bằng đường ống ngầm qua các xe truyền tiếp nhiên liệu do có thể gây rò, tràn do áp suất cao, trừ trường hợp được quy định tại Điểm b, Khoản này.
b) Chỉ tra nạp nhiên liệu hàng không trên cánh tàu bay từ hệ thống tra nạp bằng đường ống ngầm khi xe truyền tiếp nhiên liệu đã được thiết kế để có thể nạp nhiên liệu hàng không từ trên cánh tàu bay và xe không lắp bộ phận giải phóng xe khẩn cấp.
c) Mọi quá trình nạp nhiên liệu hàng không trên cánh tàu bay từ xe truyền tiếp nhiên liệu phải được 02 nhân viên thực hiện theo quy trình, trong đó 01 người phải giữ bằng bộ điều khiển cầm tay và dây giật của hố van trong suốt quá trình nạp.
Thông tư 04/2018/TT-BGTVT về quy định việc bảo đảm kỹ thuật nhiên liệu hàng không do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Điều 4. Tiêu chuẩn kỹ thuật của nhiên liệu hàng không
- Điều 5. Lấy mẫu kiểm tra chất lượng nhiên liệu hàng không
- Điều 6. Thử nghiệm mẫu nhiên liệu hàng không và kiểm tra tại hiện trường
- Điều 7. Phòng thử nghiệm và phương tiện đo lường
- Điều 8. Yêu cầu về hồ sơ thử nghiệm nhiên liệu hàng không
- Điều 9. Phụ gia sử dụng trong nhiên liệu hàng không
- Điều 10. Thiết kế, xây dựng, cải tạo kho nhiên liệu hàng không
- Điều 11. Bể chứa, bể xả đáy, bể chứa nhiên liệu hàng không tái sử dụng
- Điều 12. Hệ thống công nghệ kho nhiên liệu hàng không
- Điều 13. Thiết bị lọc nhiên liệu hàng không
- Điều 14. Phương tiện vận chuyển nhiên liệu hàng không bằng đường bộ, đường sắt
- Điều 15. Phương tiện vận chuyển nhiên liệu hàng không bằng đường biển, đường thủy nội địa
- Điều 16. Đường ống vận chuyển nhiên liệu hàng không
- Điều 17. Yêu cầu chung đối với phương tiện tra nạp nhiên liệu hàng không
- Điều 18. Xe tra nạp nhiên liệu
- Điều 19. Xe truyền tiếp nhiên liệu
- Điều 20. Quy định chung về tiếp nhận nhiên liệu hàng không
- Điều 21. Tiếp nhận nhiên liệu hàng không bằng đường thủy (nhập khẩu và vận chuyển nội địa)
- Điều 22. Tiếp nhận nhiên liệu hàng không vận chuyển bằng đường ống
- Điều 23. Tiếp nhận nhiên liệu hàng không từ xi téc đường sắt và từ xe ô tô xi téc vào kho sân bay
- Điều 24. Kiểm tra định kỳ trong bảo quản nhiên liệu hàng không
- Điều 25. Quy định chung đối với nhiên liệu hàng không trong cấp phát và vận chuyển
- Điều 26. Cấp phát nhiên liệu hàng không vào tàu dầu, xà lan vận chuyển
- Điều 27. Cấp phát nhiên liệu hàng không cho xi téc ô tô, xi téc đường sắt
- Điều 28. Cấp phát nhiên liệu hàng không cho xe tra nạp
- Điều 29. Các yêu cầu đối với hệ thống tra nạp ngầm để đảm bảo chất lượng nhiên liệu hàng không
- Điều 30. Yêu cầu đối với hệ thống tra nạp ngầm mới, sửa chữa, cải tạo
- Điều 31. Trách nhiệm của các bên liên quan đến tra nạp nhiên liệu hàng không cho tàu bay
- Điều 32. Tra nạp nhiên liệu hàng không cho tàu bay
- Điều 33. Hút nhiên liệu hàng không từ thùng chứa nhiên liệu tàu bay
- Điều 34. Tra nạp nhiên liệu hàng không cho các chuyến bay chuyên cơ
- Điều 35. Tra nạp nhiên liệu hàng không trong các trường hợp đặc biệt
- Điều 36. Tra nạp nhiên liệu hàng không khi tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp
- Điều 37. Xử lý trong trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn cho tàu bay mà nhiên liệu hàng không có thể là nguyên nhân