Điều 8 Công ước về chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP), 2001 Stockholm
Điều 8. Lập danh mục các hóa chất trong các Phụ lục A, B và C
1. Một Bên có thể gửi đề xuất tới Ban Thư ký về việc đưa một hóa chất vào danh mục trong các Phụ lục A, B và/hoặc C. Đề xuất đó sẽ bao gồm các thông tin theo quy định trong Phụ lục D. Trong khi xây dựng đề xuất của mình, một Bên có thể được các Bên khác và/hoặc Ban Thư ký hỗ trợ.
2. Ban Thư ký sẽ thẩm tra xem đề xuất đó có đủ các thông tin như quy định trong Phụ lục D hay không. Khi thỏa mãn rằng đề xuất có đủ các thông tin như quy định, Ban Thư ký sẽ gửi đề xuất đó lên ủy ban Xét duyệt các Chất ô nhiễm Hữu cơ Khó phân hủy.
3. Ủy ban này sẽ kiểm tra đề xuất đó và áp dụng các tiêu chí sàng lọc như quy định trong Phụ lục D một cách linh hoạt và minh bạch, trên cơ sở xem xét tất cả các thông tin được cung cấp một cách tổng hợp và cân đối.
4. Nếu ủy ban quyết định rằng:
(a) Đề xuất đó thỏa mãn đầy đủ các tiêu chí sàng lọc, thì ủy ban sẽ thông qua Ban Thư ký để gửi cho tất cả các Bên và các quan sát viên đề xuất đó cũng như bản đánh giá của ủy ban, đồng thời đề nghị họ cung cấp những thông tin nêu ra Phụ lục E; hoặc
(b) Đề xuất đó chưa thỏa mãn đầy đủ các tiêu chí sàng lọc, thì ủy ban thông qua Ban Thư ký sẽ thông báo cho tất cả các Bên và quan sát viên, đồng thời cung cấp đề xuất đó và bản đánh giá của ủy ban cho tất cả các Bên, và đề xuất đó sẽ bị loại.
5. Bất kỳ Bên nào cũng đều được phép trình lại với ủy ban Xét duyệt đề xuất đã bị ủy ban loại theo quy định ở khoản 4. Đơn trình lại có thể bao gồm bất kỳ lợi ích nào của Bên đó trong việc trình lại, cũng như lý giải những vấn đề mà ủy ban cần xem xét bổ sung. Nếu sau thủ tục này mà đề xuất vẫn bị ủy ban loại, thì Bên trình lại được phép chất vấn quyết định của ủy ban và Hội nghị các Bên sẽ xem xét vấn đề đó tại phiên họp tiếp theo của họ. Hội nghị các Bên có thể quyết định tiếp tục xem xét đề xuất đó dựa trên các tiêu chí sàng lọc ở Phụ lục D và xét lại bản đánh giá của ủy ban, cũng như các thông tin do bất kỳ Bên nào hoặc quan sát viên nào cung cấp.
6. Trường hợp ủy ban Xét duyệt quyết định đề xuất đó đã đáp ứng được các tiêu chí sàng lọc, hoặc Hội nghị các Bên quyết định rằng đề xuất đó cần phải tiếp tục triển khai, thì ủy ban sẽ xem xét kỹ càng hơn đề xuất đó, cùng với việc xem xét mọi thông tin bổ sung có liên quan mà ủy ban nhận được, và sẽ soạn một dự thảo hồ sơ rủi ro theo quy định của Phụ lục E. Thông qua Ban Thư ký, ủy ban sẽ gửi bản dự thảo đó cho tất cả các Bên và quan sát viên để thu thập ý kiến và xem xét các ý kiến đó nhằm hoàn tất hồ sơ rủi ro.
7. Trên cơ sở hồ sơ rủi ro được thực hiện theo Phụ lục E, ủy ban Xét duyệt sẽ quyết định:
(a) Khi di chuyển tầm xa trong môi trường, nếu một hóa chất dễ có khả năng gây ra các ảnh hưởng có hại đến sức khỏe con người và/hoặc môi trường mà đòi hỏi phải có hành động toàn cầu, thì đề xuất đó cần được tiếp tục xem xét. Việc thiếu cơ sở khoa học vững chắc sẽ không cản trở việc xem xét đề xuất này. ủy ban thông qua Ban Thư ký đề nghị tất cả các Bên và các quan sát viên cung cấp thông tin liên quan đến việc xem xét như quy định ở Phụ lục F. Sau đó, ủy ban sẽ soạn thảo bản đánh giá quản lý rủi ro, trong đó phân tích các biện pháp kiểm soát khả thi đối với hóa chất đó theo quy định ở phụ lục F; hoặc
(b) Nếu đề xuất không được tiếp tục xem xét, thì ủy ban thông qua Ban Thư ký để gửi hồ sơ rủi ro đến tất cả các Bên và quan sát viên, và sẽ loại đề xuất đó.
8. Đối với bất kỳ đề xuất nào bị loại theo khoản 7 (b), một Bên được phép yêu cầu Hội nghị các Bên xem xét lại và chỉ thị cho ủy ban Xét duyệt phải đề nghị Bên có đề xuất và các Bên khác cung cấp thông tin bổ sung trong thời gian không quá một năm. Sau thời hạn đó, ủy ban sẽ xem xét lại đề xuất đó trên cơ sở mọi thông tin bổ sung nhận được như theo quy định ở khoản 6, với một mức độ ưu tiên sẽ do Hội nghị các Bên quyết định. Nếu sau quy trình thủ tục này mà ủy ban vẫn loại đề xuất đó, thì Bên liên quan được quyền chất vấn quyết định của ủy ban, và Hội nghị các Bên sẽ xem xét vấn đề đó tại phiên họp tiếp theo của mình. Trên cơ sở hồ sơ rủi ro được soạn thảo theo Phụ lục E cũng như việc xem xét bản đánh giá của ủy ban và tất cả thông tin bổ sung được bất kỳ Bên nào hay quan sát viên nào cung cấp, Hội nghị các Bên có thể quyết định tiếp tục xem xét đề xuất nữa hay dừng lại. Trong trường hợp Hội nghị các Bên quyết định cần xem xét tiếp đề xuất đó, thì ủy ban sẽ soạn thảo bản đánh giá quản lý rủi ro.
9. Trên cơ sở hồ sơ rủi ro được nêu tại khoản 6 và bản đánh giá quản lý rủi ro được đề cập ở khoản 7 (a) hoặc khoản 8, ủy ban Xét duyệt sẽ kiến nghị xem hóa chất đó có cần được Hội nghị các Bên xem xét để đưa vào danh mục trong các Phụ lục A, B và/hoặc C hay không. Sau khi xem xét xác đáng các kiến nghị của ủy ban thẩm định, kể cả các yếu tố thiếu chắc chắn về mặt khoa học, Hội nghị các Bên sẽ thận trọng quyết định xem có đưa hóa chất đó vào danh mục hay không, đồng thời quy định các biện pháp kiểm soát liên quan đến hóa chất đó trong các Phụ lục A, B và/hoặc C.
Công ước về chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP), 2001 Stockholm
- Số hiệu: Khongso
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 22/05/2002
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/1900
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Mục tiêu
- Điều 2. Các định nghĩa
- Điều 3. Các biện pháp giảm thiểu hoặc loại trừ những phát thải do sản xuất và sử dụng có chủ định
- Điều 4. Đăng ký miễn trừ riêng biệt
- Điều 5. Các biện pháp giảm thiểu hoặc loại trừ những phát thải hình thành không chủ định
- Điều 6. Các biện pháp giảm thiểu hoặc loại trừ phát thải từ các tồn lưu và chất thải
- Điều 7. Kế hoạch thực hiện
- Điều 8. Lập danh mục các hóa chất trong các Phụ lục A, B và C
- Điều 9. Trao đổi thông tin
- Điều 10. Thông tin, giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng
- Điều 11. Nghiên cứu, phát triển và quan trắc
- Điều 12. Hỗ trợ kỹ thuật
- Điều 13. Các cơ cấu và nguồn tài chính
- Điều 14. Các dàn xếp tài chính tạm thời
- Điều 15. Công tác báo cáo
- Điều 16. Đánh giá hiệu quả
- Điều 17. Không tuân thủ
- Điều 18. Giải quyết bất đồng
- Điều 19. Hội nghị các Bên
- Điều 20. Ban Thư ký
- Điều 21. Sửa đổi bổ sung Công ước
- Điều 22. Thông qua và sửa đổi bổ sung các phụ lục
- Điều 23. Quyền bỏ phiếu
- Điều 24. Ký kết
- Điều 25. Thông qua, công nhận, phê chuẩn hoặc tham gia
- Điều 26. Đưa vào hiệu lực
- Điều 27. Bảo lưu
- Điều 28. Rút khỏi Công ước
- Điều 29. Đầu mối Lưu chiểu
- Điều 30. Các nguyên bản chính thống