Hệ thống pháp luật

Điều 22 Công ước về chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP), 2001 Stockholm

Điều 22. Thông qua và sửa đổi bổ sung các phụ lục

1. Các phụ lục kèm theo Công ước này sẽ là phần không thể tách rời của Công ước, và trừ phi có những trường hợp đặc biệt khác, một vấn đề liên quan tới Công ước này đồng thời cũng là vấn đề liên quan đối với bất kỳ phụ lục nào. 2. Bất kỳ phụ lục bổ sung nào cũng chỉ được giới hạn trong các vấn đề thủ tục, khoa học, kỹ thuật hoặc hành chính.

3. Thủ tục quy định dưới đây sẽ áp dụng đối với việc đề xuất, thông qua và đưa vào hiệu lực cho các phụ lục bổ sung kèm theo Công ước này:

(a) Các phụ lục bổ sung sẽ được đề xuất và thông qua theo thủ tục quy định tại các khoản 1, 2 và 3 của Điều 21;

(b) Bất kỳ Bên nào không thể chấp nhận một phụ lục bổ sung, thì phải thông báo cho Đầu mối Lưu chiểu bằng văn bản trong vòng một năm kể từ ngày Đầu mối Lưu chiểu thông báo về việc thông qua phụ lục bổ sung đó. Đầu mối lưu chiểu sẽ thông báo ngay lập tức cho tất cả các Bên về bất kỳ thông báo nào nhận được. Vào bất kỳ thời gian nào, một Bên được phép rút lại thông báo trước đây của mình về việc họ sẽ không tuân thủ một phụ lục bổ sung nào đó, và ngay sau đó, phụ lục đó sẽ có hiệu lực đối với Bên này theo quy định ở mục (c); và

(c) Khi hết hạn một năm kể từ ngày Đầu mối Lưu chiểu thông báo về việc thông qua một phụ lục bổ sung, phụ lục đó sẽ có hiệu lực đối với tất cả các Bên chưa có thông báo theo các quy định tại mục (b).

4. Việc đề xuất, thông qua và đưa vào hiệu lực của các sửa đổi bổ sung đối với phụ lục A, B hay C phải tuân theo các thủ tục quy định tương tự như việc đề xuất, thông qua và đưa vào hiệu lực của các phụ lục bổ sung đối với Công ước này, ngoại trừ việc một sửa đổi bổ sung trong Phụ lục A, B hay C sẽ không có hiệu lực đối với bất kỳ Bên nào đã ra tuyên bố liên quan đến sửa đổi bổ sung các phụ lục đó như theo quy định tại khoản 4 của Điều 25, trong trường hợp này thì bất kỳ sửa đổi bổ sung nào như vậy đều sẽ có hiệu lực đối với Bên đó sau 90 ngày kể từ ngày Bên đó gửi cho Đầu mối Lưu chiểu văn kiện thông qua, công nhận, phê chuẩn hay tham gia liên quan đến sửa đổi bổ sung này.

5. Thủ tục quy định dưới đây sẽ áp dụng đối với việc đề xuất, thông qua và đưa vào hiệu lực của một sửa đổi bổ sung trong Phụ lục D, E hay F:

(a) Những sửa đổi bổ sung được đề xuất theo thủ tục quy định tại các khoản 1 và 2 của Điều 21;

(b) Các Bên phải nhất trí quyết định về một sửa đổi bổ sung trong phụ lục D, E hay F; và

(c) Đầu mối lưu chiểu sẽ lập tức thông báo quyết định sửa đổi bổ sung Phụ lục D, E hoặc F cho các Bên. Sửa đổi bổ sung đó sẽ có hiệu lực đối với tất cả các Bên vào ngày được ghi trong quyết định.

6. Nếu một phụ lục bổ sung hay một một sửa đổi trong một phụ lục có liên quan đến một sửa đổi bổ sung đối với Công ước này, thì phụ lục bổ sung đó hay sửa đổi đó sẽ không có hiệu lực cho đến khi sửa đổi bổ sung đối với Công ước có hiệu lực.

Công ước về chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP), 2001 Stockholm

  • Số hiệu: Khongso
  • Loại văn bản: Điều ước quốc tế
  • Ngày ban hành: 22/05/2002
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/1900
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH