Điều 6 Công ước về chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP), 2001 Stockholm
Điều 6. Các biện pháp giảm thiểu hoặc loại trừ phát thải từ các tồn lưu và chất thải
1. Để đảm bảo rằng các tồn lưu mà bao gồm hay có chứa các hóa chất được liệt kê trong Phụ lục A, hoặc Phụ lục B và các chất thải kể cả các sản phẩm và hàng hóa sẽ trở thành các chất thải mà bao gồm, có chứa hoặc bị ô nhiễm một hóa chất được liệt kê trong Phụ lục A, B hay C, được quản lý sao cho bảo vệ được sức khỏe con người và môi trường, mỗi Bên phải:
(a) Xây dựng các chiến lược thích hợp nhằm xác định:
(i) Các tồn lưu mà bao gồm hay có chứa các hóa chất được liệt kê trong Phụ lục A hoặc Phụ lục B; và
(ii) Các sản phẩm và hàng hóa đang sử dụng và các chất thải mà bao gồm, có chứa hay bị ô nhiễm một hóa chất được liệt kê trong Phụ lục A, B hoặc C;
(b) Trong phạm vi có thể, xác định các tồn lưu mà bao gồm hay có chứa các hóa chất được liệt kê trong Phụ lục A hoặc Phụ lục B trên cơ sở các chiến lược được nói đến trong mục (a);
(c) Quản lý thích hợp các tồn lưu một cách an toàn, hiệu quả và hợp lý về môi trường. Tồn lưu của các hóa chất được liệt kê trong Phụ lục A hoặc Phụ lục B, sau khi hết phép sử dụng theo bất kỳ quyền miễn trừ riêng biệt nào nêu trong Phụ lục A, hoặc theo bất kỳ quyền miễn trừ riêng biệt hay mục đích được cho phép nào nêu trong Phụ lục B, ngoại trừ các tồn lưu được phép xuất khẩu theo khoản 2 của Điều 3, sẽ bị coi là chất thải và phải được quản lý theo quy định của mục (d);
(d) áp dụng các biện pháp thích hợp để các chất thải đó, kể cả các sản phẩm và các hàng hóa sẽ trở thành chất thải, được:
(i) Xử lý, thu gom, vận chuyển và lưu giữ một cách hợp lý với môi trường;
(ii) Tiêu hủy theo cách phân hủy hoặc chuyển hóa hoàn toàn hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, để các chất thải đó không còn có tính chất của các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy; hoặc được tiêu hủy theo cách khác hợp lý về môi trường khi việc phân hủy hay chuyển hóa hoàn toàn không hẳn là một giải pháp ưa chuộng về mặt môi trường, hoặc khi hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thấp, trong đó có xét đến các quy định, tiêu chuẩn và hướng dẫn quốc tế, kể cả các quy định, tiêu chuẩn và hướng dẫn có thể được xây dựng căn cứ vào khoản 2, và các thể chế quản lý các chất thải nguy hại toàn cầu và khu vực có liên quan;
(iii) Cấm đưa vào những hoạt động tiêu hủy có thể dẫn đến việc thu hồi, tái chế, phục hồi, tái sử dụng trực tiếp, hoặc sử dụng thay thế các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy; và
(iv) Cấm vận chuyển xuyên biên giới khi không xem xét các quy định, tiêu chuẩn và hướng dẫn quốc tế có liên quan;
(e) Cố gắng xây dựng các chiến lược thích hợp để xác định các địa điểm bị ô nhiễm bởi các hóa chất được liệt kê trong Phụ lục A, B hoặc C; nếu tiến hành phục hồi các địa điểm đó, thì việc phục hồi phải được thực hiện một cách hợp lý về môi trường.
2. Hội nghị các Bên sẽ hợp tác chặt chẽ với các tổ chức thích hợp của Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển xuyên biên giới và tiêu hủy các chất thải nguy hại, trong đó bao gồm các vấn đề sau:
(a) Thiết lập các mức độ phân hủy và chuyển hóa hoàn toàn cần thiết để đảm bảo các đặc tính của các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy như quy định trong khoản 1 của Phụ lục D không còn xuất hiện nữa;
(b) Xác định các phương pháp được xem là tạo ra được sự tiêu hủy hợp lý về môi trường như đã đề cập ở trên; và
(c) Nếu thích hợp, cùng làm việc để thiết lập các mức nồng độ của các hóa chất liệt kê trong các Phụ lục A, B và C, nhằm xác định mức hàm lượng thấp của chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy như đã đề cập trong khoản 1 (d) (ii).
Công ước về chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP), 2001 Stockholm
- Số hiệu: Khongso
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 22/05/2002
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/1900
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Mục tiêu
- Điều 2. Các định nghĩa
- Điều 3. Các biện pháp giảm thiểu hoặc loại trừ những phát thải do sản xuất và sử dụng có chủ định
- Điều 4. Đăng ký miễn trừ riêng biệt
- Điều 5. Các biện pháp giảm thiểu hoặc loại trừ những phát thải hình thành không chủ định
- Điều 6. Các biện pháp giảm thiểu hoặc loại trừ phát thải từ các tồn lưu và chất thải
- Điều 7. Kế hoạch thực hiện
- Điều 8. Lập danh mục các hóa chất trong các Phụ lục A, B và C
- Điều 9. Trao đổi thông tin
- Điều 10. Thông tin, giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng
- Điều 11. Nghiên cứu, phát triển và quan trắc
- Điều 12. Hỗ trợ kỹ thuật
- Điều 13. Các cơ cấu và nguồn tài chính
- Điều 14. Các dàn xếp tài chính tạm thời
- Điều 15. Công tác báo cáo
- Điều 16. Đánh giá hiệu quả
- Điều 17. Không tuân thủ
- Điều 18. Giải quyết bất đồng
- Điều 19. Hội nghị các Bên
- Điều 20. Ban Thư ký
- Điều 21. Sửa đổi bổ sung Công ước
- Điều 22. Thông qua và sửa đổi bổ sung các phụ lục
- Điều 23. Quyền bỏ phiếu
- Điều 24. Ký kết
- Điều 25. Thông qua, công nhận, phê chuẩn hoặc tham gia
- Điều 26. Đưa vào hiệu lực
- Điều 27. Bảo lưu
- Điều 28. Rút khỏi Công ước
- Điều 29. Đầu mối Lưu chiểu
- Điều 30. Các nguyên bản chính thống