Điều 19 Công ước về chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP), 2001 Stockholm
1. Hội nghị các Bên phải được tổ chức.
2. Cuộc họp đầu tiên của Hội nghị các Bên sẽ do Giám đốc Điều hành Chương trình Môi trường Liên hợp Quốc triệu tập, chậm nhất là một năm kể từ khi Công ước này có hiệu lực. Sau đó, các cuộc họp thường kỳ của Hội nghị các Bên sẽ được tổ chức vào những khoảng thời gian định kỳ do Hội nghị các Bên quyết định.
3. Các cuộc họp bất thường của Hội nghị các Bên sẽ được tổ chức vào những thời gian khi Hội nghị các Bên thấy cần thiết, hoặc theo yêu cầu của bất kỳ một Bên nào đó với điều kiện được ít nhất là một phần ba số lượng các Bên ủng hộ.
4. Tại cuộc họp đầu tiên của mình, Hội nghị các Bên phải đồng lòng nhất trí để thông qua các quy định về thủ tục và quy định về tài chính của Hội nghị các Bên và của bất kỳ tổ chức trực thuộc nào, cũng như những khoản cung cấp tài chính cho các hoạt động của Ban Thư ký.
5. Hội nghị các Bên sẽ duy trì công tác xem xét và đánh giá việc thực hiện Công ước một cách thường xuyên liên tục. Hội nghị các Bên thực hiện các chức năng được Công ước giao và để hoàn thành chúng, Hội nghị các Bên sẽ:
(a) Ngoài các yêu cầu ở khoản 6, thành lập các cơ quan trực thuộc nếu Hội nghị các Bên thấy chúng cần thiết cho việc thực hiện Công ước;
(b) Nếu thích hợp, sẽ hợp tác với các tổ chức quốc tế có thẩm quyền và các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ; và
(c) Xét duyệt thường xuyên tất cả các thông tin được cung cấp cho các Bên theo quy định của Điều 15, kể cả việc xem xét tính hiệu lực của khoản 2 (b) (iii) của Điều 3;
(d) Cân nhắc tiến hành bất kỳ hành động bổ sung nào thấy cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu của Công ước.
6. Tại cuộc họp đầu tiên của mình, Hội nghị các Bên sẽ lập ra một cơ quan trực thuộc, gọi là ủy ban Xét duyệt các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy với mục đích thực hiện các chức năng được Công ước chỉ định cho ủy ban này. Về vấn đề này:
(a) Các thành viên của ủy ban Xét duyệt các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy sẽ do Hội nghị các Bên chỉ định. Thành viên của ủy ban sẽ bao gồm các chuyên gia đánh giá và quản lý hóa chất do Chính phủ chỉ định. Các thành viên của ủy ban sẽ được chỉ định trên cơ sở phân bổ đều theo địa lý;
(b) Hội nghị các Bên sẽ quyết định các quy định về chức năng nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của ủy ban Xét duyệt; và
(c) ủy ban Xét duyệt sẽ thực hiện mọi nỗ lực để đồng lòng nhất trí thông qua các kiến nghị của mình. Nếu mọi nỗ lực đều không có kết quả và không đạt được sự nhất trí, thì các kiến nghị đó cuối cùng sẽ được bỏ phiếu để thông qua với hai phần ba số phiếu của các thành viên có mặt và bỏ phiếu.
7. Tại cuộc họp lần thứ 3 của mình, Hội nghị các Bên sẽ đánh giá yêu cầu tiếp tục cho thủ tục nêu trong khoản 2 (b) của Điều 3 Hội nghị các Bên, xem xét cả tính hiệu lực của thủ tục đó.
8. Liên hợp Quốc, các cơ quan chuyên môn của Liên hợp Quốc và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, cũng như bất kỳ nước nào không phải là Bên tham gia Công ước, đều được phép gửi đại diện của mình đến các cuộc họp của Hội nghị các Bên với tư cách là quan sát viên. Bất kỳ một tổ chức hay cơ quan nào, với tư cách quốc gia hay quốc tế, chính phủ hay phi chính phủ, mà có sự am hiểu các vấn đề mà Công ước đề cập và đã thông báo cho Ban Thư ký mong muốn được cử đại diện của mình đến cuộc họp của Hội nghị các Bên với tư cách là quan sát viên, đều có thể được chấp nhận, trừ phi có sự phản đối của ít nhất một phần ba số lượng các Bên có mặt. Việc chấp nhận và tham gia của các quan sát viên sẽ phải tuân theo các thủ tục quy định do Hội nghị các Bên thông qua.
Công ước về chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP), 2001 Stockholm
- Số hiệu: Khongso
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 22/05/2002
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/1900
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Mục tiêu
- Điều 2. Các định nghĩa
- Điều 3. Các biện pháp giảm thiểu hoặc loại trừ những phát thải do sản xuất và sử dụng có chủ định
- Điều 4. Đăng ký miễn trừ riêng biệt
- Điều 5. Các biện pháp giảm thiểu hoặc loại trừ những phát thải hình thành không chủ định
- Điều 6. Các biện pháp giảm thiểu hoặc loại trừ phát thải từ các tồn lưu và chất thải
- Điều 7. Kế hoạch thực hiện
- Điều 8. Lập danh mục các hóa chất trong các Phụ lục A, B và C
- Điều 9. Trao đổi thông tin
- Điều 10. Thông tin, giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng
- Điều 11. Nghiên cứu, phát triển và quan trắc
- Điều 12. Hỗ trợ kỹ thuật
- Điều 13. Các cơ cấu và nguồn tài chính
- Điều 14. Các dàn xếp tài chính tạm thời
- Điều 15. Công tác báo cáo
- Điều 16. Đánh giá hiệu quả
- Điều 17. Không tuân thủ
- Điều 18. Giải quyết bất đồng
- Điều 19. Hội nghị các Bên
- Điều 20. Ban Thư ký
- Điều 21. Sửa đổi bổ sung Công ước
- Điều 22. Thông qua và sửa đổi bổ sung các phụ lục
- Điều 23. Quyền bỏ phiếu
- Điều 24. Ký kết
- Điều 25. Thông qua, công nhận, phê chuẩn hoặc tham gia
- Điều 26. Đưa vào hiệu lực
- Điều 27. Bảo lưu
- Điều 28. Rút khỏi Công ước
- Điều 29. Đầu mối Lưu chiểu
- Điều 30. Các nguyên bản chính thống