Hệ thống pháp luật

Điều 11 Công ước về chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP), 2001 Stockholm

Điều 11. Nghiên cứu, phát triển và quan trắc

1. Tùy khả năng của mình ở quy mô quốc gia và quốc tế, các Bên sẽ khuyến khích và/hoặc đảm nhiệm nghiên cứu, phát triển, quan trắc và hợp tác thích hợp về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, và nếu thích hợp, về các chất thay thế và các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy được đề xuất, bao gồm các vấn đề như:

(a) Các nguồn và mức phát thải của chúng ra môi trường;

(b) Sự hiện diện, mức độ và xu thế của chúng ở người và trong môi trường;

(c) Sự phát tán, số phận và chuyển hóa của chúng trong môi trường;

(d) Các ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người và môi trường;

(e) Các tác động của chúng đến kinh tế- xã hội và văn hóa;

(f) Các biện pháp giảm thiểu và/hoặc loại trừ phát thải của chúng; và

(g) Các phương pháp luận hài hòa để tiến hành kiểm kê các nguồn phát thải và các kỹ thuật phân tích trong định lượng phát thải.

2. Khi triển khai hành động theo khoản 1, tùy theo khả năng của mình, các Bên sẽ:

(a) Hỗ trợ và phát triển hơn nữa các chương trình, mạng lưới và các tổ chức quốc tế nhằm xác định, chỉ đạo, đánh giá và cấp vốn cho công tác nghiên cứu, thu thập dữ liệu và quan trắc, có xét đến yêu cầu giảm bớt các nỗ lực chồng chéo;

(b) Hỗ trợ các nỗ lực quốc gia và quốc tế trong việc nâng cao năng lực quốc gia về nghiên cứu khoa học và kỹ thuật, nhất là ở các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi, cũng như tăng cường khả năng truy cập cũng như trao đổi số liệu và các kết quả phân tích;

(c) Xem xét các mối quan tâm và nhu cầu, nhất là về nguồn lực tài chính và kỹ thuật của các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi, cũng như hợp tác để nâng cao khả năng tham gia của họ trong các hoạt động đề cập tại các mục (a) và (b);

(d) Xúc tiến công tác nghiên cứu hướng tới việc giảm thiểu những ảnh hưởng của các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy đến sức khỏe sinh sản;

(e) Tạo điều kiện cho dân chúng được tiếp cận một cách thường xuyên và kịp thời với các kết quả nghiên cứu, phát triển và quan trắc được đề cập đến trong khoản này; và

(f) Khuyến khích và/hoặc xúc tiến hợp tác trong công tác lưu trữ và duy trì các thông tin thu được từ các hoạt động nghiên cứu, phát triển và quan trắc.

Công ước về chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP), 2001 Stockholm

  • Số hiệu: Khongso
  • Loại văn bản: Điều ước quốc tế
  • Ngày ban hành: 22/05/2002
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/1900
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH