Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6309 : 1997

CODEX STAN 20 - 1981

DẦU ĐẬU TƯƠNG THỰC PHẨM

Edible soya bean oil

Lời nói đầu

TCVN 6309 : 1997 hoàn toàn tương đương với CODEX STAN 20-1981 (Rev. 1-1989);

TCVN 6309 : 1997 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F2 Dầu mỡ động vật và thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường - Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

 

DẦU ĐẬU TƯƠNG THỰC PHẨM

Edible soya bean oil

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho dầu đậu tương thực phẩm nhưng không áp dụng cho dầu hạt đậu tương cần phải chế biến tiếp để trở thành dầu đậu tương thực phẩm.

2. Mô tả

Dầu đậu tương (từ đồng nghĩa: dầu đậu nành) được chế biến từ hạt đậu tương [các hạt của glycine max (L.) Mer r].

3. Thành phần cơ bản và đặc trưng chất lượng

3.1. Đặc trưng

3.1.1. Tỷ khối (20oC/ nước ở 20oC)               0,919 - 0,925

3.1.2. Chỉ số khúc xạ ()                          1,466 - 1,470

3.1.3. Chỉ số xà phòng (mg KOH/g dầu)       189 -195

3.1.4. Chỉ số iốt (Wijs)                                 120 - 143

3.1.5. Chất không xà phòng hóa                  không lớn hơn 15g/kg.

3.1.6. Phạm vi GLC theo thành phần của axit béo (%)

C < 14                    < 0,1

C 14 : 0                   < 0,5

C 16 : 0                   7,0 - 14

C 16 : 1                   < 0,5

C 18 : 0                   3,0 - 5,5

C 18 : 1                   18 - 26

C 18 : 2                   50 - 57

C 18 : 3                   5,5 - 10

C 20 : 0                   < 0,6

C 20 : 1                   < 0,5

C 22 : 0                   < 0,5

C 24 : 0                   < 0,5

3.2. Đặc trưng chất lượng.

3.2.1. Màu sắc: đặc trưng cho sản phẩm đã định.

3.2.2. Mùi và vị: đặc trưng cho sản phẩm đã định và không có mùi và vị lạ.

3.2.3. Chỉ số axit không lớn hơn 0,6 mg KOH/g dầu.

3.2.4. Chỉ số peroxit không lớn hơn 10 mili đương lượng peroxit oxy / kg dầu.

4. Phụ gia thực phẩm

4.1. Phẩm màu

Những phẩm màu sau đây được phép dùng với mục đích khôi phục lại màu sắc đã bị mất đi trong quá trình chế biến hoặc với mục đích tiêu chuẩn hóa màu sắc sao cho các phẩm màu thêm vào không đánh lừa hoặc làm cho khách hàng hiểu nhầm qua việc che dấu những hư hỏng hoặc chất lượng thấp kém hoặc làm cho sản phẩm dường như tốt hơn giá trị thực có.

 

Mức tối đa

4.1.1. Beta-caroten

25 mg/kg

4.1.2. Các chất chiết annatto

20 mg/kg (tính theo tổng bixin hoặc norbixin)

4.1.3. Curcumin hoặc turmeric

5 mg/kg (tính theo tổng curcumin).

4.1.4. Beta – apo - 8’ - carotenal

25mg/kg.

4.1.5. Mety và etyl este của beta - apo - 8’ axit carotenoic

25mg/kg.

4.2. Hương liệu

Các hương liệu tự nhiên và các chất tổng hợp tương đương chúng, loại trừ những chất được biết là độc hại nguy hiểm và những hương liệu tổng hợp khác được Ủy ban Thực phẩm Codex công nhận, cho phép dùng với mục đích khôi phục lại hương tự nhiên đã bị mất đi trong quá trình chế biến hoặc với mục đích tiêu chuẩn hóa hương thơm, sao cho hương liệu được thêm vào không đánh lừa hoặc làm cho khách hàng hiểu nhầm qua việc che dấu những hư hỏng hoặc chất lượng thấp kém hoặc qua việc làm cho sản phẩm dường như tốt hơn giá trị thực có.

4.3. Chất chống oxy hóa

Mức tối đa

4.3.1. Propyl galat

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6309:1997 (CODEX STAN 20 - 1981) về dầu đậu tương thực phẩm do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6309:1997
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 10/11/1997
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo:
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản