Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6125:1996

ISO 663:1992

DẦU MỠ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT KHÔNG HÒA TAN

Animal and vegetable fats and oils – Determination of insoluble impurities content

Lời nói đầu

TCVN 6125:1996 hoàn toàn tương đương với ISO 663:1992;

TCVN 6125:1996 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F2 Dầu mỡ động vật và thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

 

DẦU MỠ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT KHÔNG HÒA TAN

Animal and vegetable fats and oils – Determination of insoluble impurities content

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng chất không hòa tan của dầu và mỡ động vật và thực vật.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6128:1996 (ISO 661:1989) Dầu mỡ động vật và thực vật – Chuẩn bị mẫu thử.

3. Định nghĩa

Áp dụng các định nghĩa sau đây cho các mục đích của tiêu chuẩn này:

3.1. Hàm lượng các chất không hòa tan: Khối lượng chất bẩn và các chất lạ khác không trong n – hexan hoặc xăng nhẹ theo các điều kiện quy định trong tiêu chuẩn này.

Hàm lượng được tính theo phần trăm khối lượng.

Các tạp chất bao gồm chất cơ học, các chất khoáng, cacbonhydrat, các hợp chất nitơ, các chất nhựa khác, xà phòng canxi, axit béo bị oxy hóa, béo Iacton của axit béo và (một phần) chất xà phòng kiềm, axit béo đã bị hydroxy hóa và các glyxerin của nó.

Chú thích 1 – Nếu không muốn tính đến các chất xà phòng (các xà phòng canxi) hoặc các axit béo đã oxy hóa trong hàm lượng các chất không hòa tan thì cần sử dụng các dung môi và các trình tự khác nhau, trong trường hợp này các bên cần thỏa thuận.

4. Nguyên tắc

Xử lý phần mẫu thử với một lượng n – hexan hoặc xăng nhẹ, sau đó lọc dung dịch thu được. Rửa phễu lọc và cặn với một ít dung môi, sấy ở nhiệt độ 103oC và cân.

5. Thuốc thử

Sử dụng các thuốc thử loại phân tích tinh khiết.

5.1. n-hexan, hoặc thiếu nó, dùng xăng nhẹ có độ chưng cất theo bảng giữa 30oC và 60 oC và có chỉ số brom thấp hơn 1. Đối với mỗi dung môi, phần còn lại sau khi bay hơi hoàn toàn không vượt quá 0,002g/100 ml.

5.2. Kieselguhr, tinh khiết, đã được canxi hóa, bị mất 0,2% khối lượng sau khi nung đỏ ở nhiệt độ 900 oC

6. Thiết bị

Sử dụng các thiết bị thông thường trong phòng thí nghiệm và:

6.1. Cân phân tích, có độ chính xác ± 0,001 g.

6.2. Tủ sấy điện, có khả năng vận hành ở 103 oC ± 2 oC.

6.3. Bình nón, dung tích 250 ml, có nút thủy tinh tròn.

6.4. Bình hút ẩm, có chứa chất hút ẩm đặc hiệu.

6.5. Giấy lọc không tro (lượng tro cao nhất 0,01%, tính theo khối lượng), giữ được 98% khối lượng của các hạt có kích thước lớn hơn 2,5 mm1) hoặc phễu lọc có sợi thủy tinh tương đương, đường kính 120 mm có gắn bình thủy tinh hoặc kim loại (tốt nhất là bằng nhôm) có nút kín (chọn theo mục 6.6 cho các sản phẩm, trừ dầu có axit).

6.6. Phễu lọc bằng thủy tinh loại p16 (kích thước lỗ lọc 10 mm đến 16 mm), đường kính 40 mm, dung tích 50ml, có gắn bình hút (chọn điều 6.5 cho các loại sản phẩm, kể cả dầu có axit).

7. Lấy mẫu

Điều quan trọng là phòng thí nghiệm nhận được mẫu thử đại diện và nó không bị làm

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6125:1996 (ISO 663:1992) về dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định hàm lượng chất không hoà tan do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6125:1996
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 26/10/1996
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản