Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 2625 : 1999

ISO 5555 : 1991

DẦU MỠ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT – LẤY MẪU

Animal and vegetable fats and oils – Sampling

Lời nói đầu

TCVN 2625:1999 hoàn toàn tương đương với ISO 5555:1991

TCVN 2625:1999 thay thế cho TCVN 2625 – 78

TCVN 2625:1999 do ban kỹ thuật TCVN/TC/F 2 Dầu mỡ động vật và thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.

 

DẦU MỠ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT – LẤY MẪU

Animal and vegetable fats and oils – Sampling

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này mô tả phương pháp lấy mẫu dầu mỡ động vật và thực vật chưa tinh chế và đã chế biến cũng như tất cả các loại dầu mỡ nguyên chất ở dạng lỏng và dạng rắn. Tiêu chuẩn này cũng mô tả các phương tiện được sử dụng trong quá trình lấy mẫu.

Chú thích 1 – Phương pháp lấy mẫu sữa và các sản phẩm sữa, bao gồm cả chất béo của sữa được quy định trong TCVN 6400:1998 (ISO 707:1997).

2. Định nghĩa

Áp dụng các định nghĩa sau đây:

2.1. Chuyến hàng: lượng mỡ được giao tại một thời điểm và theo một hợp đồng cụ thể hay một vận đơn. Nó có thể gồm một hoặc nhiều lô hàng hay một phần của một lô hàng.

2.2. Lô hàng: lượng mỡ giống nhau, cùng có đặc tính giống nhau.

2.3. Mẫu đơn: lượng mỡ lấy được tại một thời điểm từ một chỗ trong lô hàng.

2.4. Mẫu chung: lượng mẫu lấy được bằng cách kết hợp các mẫu đơn khác nhau của lô hàng theo tỷ lệ với số lượng đại diện cho lô hàng đó.

Chú thích 2 – Mẫu chung đại diện cho lô hàng có tính đến các yêu cầu của hợp đồng.

2.5. Mẫu thí nghiệm: lượng mẫu lấy từ mẫu chung sau khi làm đồng nhất và rút gọn, là đại diện cho lô hàng và nhằm để kiểm tra ở phòng thí nghiệm.

2.6. Khối lượng qui ước theo thể tích mẫu, (“trọng lượng lít trong không khí”): lượng mỡ lấy theo khối lượng được tính toán theo thể tích.

3. Khái quát

Mục đích của việc lấy mẫu và chuẩn bị mẫu và lấy từ một chuyến hàng một lượng mỡ quy định (có thể trong cùng một số lô), có các tính chất gần giống với tính chất của chuyến hàng.

Các phương pháp lấy mẫu được mô tả dưới đây nhằm để hướng dẫn các chuyên gia và có thể sử dụng cho:

a) Chuyến hàng có số lượng lớn, ví dụ như ở thùng chứa trên đất liền, thùng chứa trên tàu thủy, thùng chứa trên tàu hỏa và thùng chứa trên ô tô,

b) Chuyến hàng gồm có nhiều kiện hàng, ví dụ như thùng, hòm, hộp, túi và chai.

4. Thiết bị, dụng cụ

4.1. Khái quát

Mục đích cụ thể là lựa chọn các dụng cụ lấy mẫu phù hợp tùy theo kỹ năng của người lấy mẫu, theo cách tiến hành đã được giới thiệu.

Trong tất cả các trường hợp, điều cần được chú ý là mẫu dùng để kiểm tra sơ bộ, để phân tích hay để xác định khối lượng qui ước theo thể tích, (“trọng lượng lít trong không khí”).

4.2. Vật liệu

Các dụng cụ lấy mẫu, các thiết bị kèm theo và các dụng cụ chứa (bao gồm cả nắp đậy) phải được làm từ vật liệu hóa học có tính trơ đối với mỡ và không gây ra xúc tác phản ứng hóa học.

Đối với các dụng cụ lấy mẫu, thép không gỉ và vật liệu thích hợp nhất. Nhôm chỉ có thể được sử dụng khi có tính axít thấp nhưng không dùng để bảo quản mẫu thử.

Không sử dụng chất dẻo, đồng và các hợp kim đồng cũng như một số vật liệu có tính độc,

Cảnh báo - Nếu các thiết bị bằng thủy tinh được sử dụng do có lý do riêng, thì phải hết sức cẩn thận để tránh nứt vỡ.

4.3.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2625:1999 (ISO 5555 : 1991) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Lấy mẫu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN2625:1999
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1999
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản