Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6564 : 1999

CAC/RCP 36 – 1987

DẦU MỠ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT –

QUI PHẠM THỰC HÀNH VỀ BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN DẦU MỠ THỰC PHẨM DẠNG RỜI

Animal and vegetable fats and oils -

Recommended International Code of Practice for Storage and transport of Edible oils and fats

Lời nói đầu

TCVN 6564 : 1999 hoàn toàn tương đương với CAC/RCP 36 – 1987

TCVN 6564 : 1999 do ban kỹ thuật TCVN/TC/F2 Dầu mỡ động vật và thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩt - Đo lường – Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.

 

TCVN 6564 : 1999

DẦU MỠ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT –

QUI PHẠM THỰC HÀNH VỀ BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN DẦU MỠ THỰC PHẨM DẠNG RỜI

Animal and vegetable fats and oils -

Recommended International Code of Practice for Storage and transport of Edible Oils and Fats in Bulk.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn thực hành này áp dụng cho dầu mỡ thực phẩm dạng rời. Tiêu chuẩn này bao gồm những yêu cầu tối thiểu cho việc bảo quản và vận chuyển dầu mỡ thực phẩm ở dạng rời nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm tốt cho người tiêu dùng.

2. Định nghĩa

Các định nghĩa được thể hiện trong các điều của tiêu chuẩn này.

3. Phương tiện bảo quản và vận chuyển

3.1 Thùng chứa

3.1.1 Thùng bảo quản

Kiểu dáng thích hợp nhất là loại thùng có thế đứng hình tròn có nắp hình côn cố định tự đứng. Tuỳ từng nơi, có thể thùng cao, hẹp thích hợp để giảm diện tích bề mặt tiếp xúc. Đáy của thùng nên có hình côn hoặc có độ nghiêng để có thể tự tháo được dầu mỡ bên trong.

3.1.2 Dung tích

Đối với mỗi phương tiện, dung tích để bảo quản phải tương ứng với thời gian bảo quản dự tính, tốc độ luân chuyển và số lượng sản phẩm khác nhau cần vận chuyển. Các kích cỡ sau đây được đưa ra để tham khảo:

- đối với nhà máy tinh chế hoặc người sử dụng, dung tích thùng bảo quản nên nhỏ và có số thùng từ 200 tấn - 1000 tấn.

- đối với các thùng ở kho bãi xuất nhập khẩu, dung tích thích hợp đối với các loại sản phẩm là:

- dầu thô dạng lỏng : 1 000 tấn - 5 000 tấn;

- dầu thô không ở dạng lỏng hoặc dầu tinh chế : 500 tấn - 2 000 tấn;

- mỡ có điểm nóng chảy cao như stearin dầu cọ, mỡ động vật, dầu đã hidro hoá: 500 tấn -1 000 tấn.

3.1.3 Thùng chứa trên tàu thuỷ

Thùng chứa trên tàu thuỷ làm bằng thép mềm nên được phủ bằng vật liệu trơ thích hợp cho việc tiếp xúc với thực phẩm. Tốt nhất là nên đóng một số thùng nhỏ hơn có dung tích từ 200 tấn đến 1000 tấn.

Việc tiết kiệm vận chuyển hàng rời đòi hỏi các thùng vận chuyển đa năng có tính đến loại hàng cần vận chuyển. Phần lớn các thùng làm bằng thép dẻo trong các tầu chở hàng hiện đại đều được mạ chống ăn mòn và tránh nhiễm bẩn hàng hoá. Xu thế dùng thép không gỉ để làm thùng sẽ bỏ bớt đi công đoạn mạ thùng. Lớp mạ bên ngoài có thể bị hỏng cục bộ do ăn mòn hoặc do phương pháp làm sạch không đúng. Phải luôn kiểm tra thùng trước khi sử dụng. Khi cần, nên tiến hành sửa chữa lớp mạ ngoài.

3.1.4 Vật liệu

1) Đồng và các hợp kim của nó như đồng thau, đồng thiếc hoặc kim loại đúc súng không nên dùng trong bất kỳ bộ phận nào của thiết bị bảo quản và phương tiện vận chuyển có tiếp xúc v

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6564:1999 (CAC/RCP 36 – 1987) về dầu mỡ động vật và thực vật - quy phạm thực hành về bảo quản và vận chuyển dầu mỡ thực phẩm dạng rời do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6564:1999
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1999
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản