Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6474 - 9 : 2007

QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ GIÁM SÁT KĨ THUẬT KHO CHỨA NỔI - PHẦN 9 – NHỮNG QUI ĐỊNH CỤ THỂ

Rules for classification and technical supervision of floating storage units - Part 9 – Specific regulations

Lời nói đầu

TCVN 6474:2007 thay thế cho TCVN 6474:1999.

TCVN 6474:2007 do Cục Đăng kiểm Việt Nam và Ban Kĩ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC8 “Đóng tàu và công trình biển” phối hợp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ GIÁM SÁT KĨ THUẬT KHO CHỨA NỔI - PHẦN 9 – NHỮNG QUI ĐỊNH CỤ THỂ

Rules for classification and technical supervision of floating storage units - Part 9 – Specific regulations

Các tiêu chuẩn trích dẫn và định nghĩa xem Phần 1, TCVN 6474-1:2007 và trong Phần này

Phần này đưa ra các quy định cụ thể dùng trong các Phần tử Phần 1, TCVN 6474-1:2006 đến Phần 8, TCVN 6474-8:2006

1 Xem Phụ lục I về việc áp dụng hệ số cấp độ môi trường (ESF) cho kho chứa nổi dạng tàu;

2 Xem Phụ lục II về tiêu chuẩn sửa đổi cho kho chứa nổi dạng tàu tính đến hệ số ESP;

3 Xem Phụ lục III về phạm vi kết cấu cần phân tích phần tử hữu hạn (FEM);

4 Xem Phụ lục IV về tiêu chuẩn tải trọng

5 Xem Phụ lục V về tuổi thọ mỏi;

6 Xem Phụ lục VI về tiêu chuẩn chấp nhận sức bền chảy vật liệu;

7 Xem Phụ lục VII về các thiết bị, hệ thống xử lí trên kho chứa nổi;

8 Xem Phụ lục VIII về quy trình kiểm tra dưới nước

1. Phụ lục I: Khái niệm và việc áp dụng hệ số cấp độ môi trường (ESF) cho kho chứa nổi dạng tàu

1.1. Hệ số ESF loại Beta

Loại hệ số ESF này so sánh mức độ khắc nghiệt giữa môi trường dự định khai thác với môi trường cơ bản, đó là môi trường Bắc đại tây dương ở điều kiện khai thác không hạn chế.

Hệ số Beta chỉ áp dụng cho các thành phần tải trọng động và các thành phần tải trọng được coi là tĩnh sẽ không bị ảnh hưởng bởi hệ số Beta này.

Hệ số Beta được định nghĩa là xác định như sau:

Beta = Ls/Lu

Trong đó:

Ls = giá trị cực đại có khả năng nhất dựa trên môi trường tại vị trí lắp đặt tàu cho các tham số tải trọng động như quy định trong Bảng 9.1-1.

Lu = giá trị cực đại có khả năng nhất dựa trên môi trường Bắc băng dương cho các tham số tải trọng như quy định trong Bảng 9.1-1.

Một hệ số Beta = 1 tương ứng với điều kiện khai thác không hạn chế của tàu dầu đi biển. Giá trị Beta nhỏ hơn 1 chỉ ra môi trường ít khắc nghiệt hơn so với điều kiện khai thác không hạn chế.

Các giá trị tính toán cho Ls và Lu phải thống nhất với hướng kho chứa nổi. Điều này có nghĩa là cho mỗi thông số tải trọng động, nếu biển hướng mũi tàu được dùng để tính Ls thì cũng phải dùng hướng này trong tính toán Lu.

Kích thước thực của tàu phải được kiểm tra lại dùng hệ số Beta dựa trên điều kiện khai thác tại vị trí dùng chu kì lặp 100 năm và trạng thái di chuyển dùng chu kì lặp quy định Phần 3 điều 1.2.7.2, lấy điều kiện nào xấu hơn.

Đối với mỗi thông số tải trọng động, hệ số Beta phải tính đến hướng của tàu như sau:

● Với điều kiện khai thác, lấy trường hợp xấu nhất giữa biển hướng mũi tàu và biển hướng đuôi tàu

● Với điều kiện di chuyển, nếu không có thông tin về hoa sóng/gió, lấy trường hợp xấu nhất giữa biển hướng mũi tàu và biển từ mạn tàu ở các hướng khác nhau có thể từ bên trái hoặc phải.

Các thành phần tải trọng động chính sau được xem xét:

Bảng 9.1-1: Các thông số tải trọng động tính đến Beta

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6474-9:2007 về qui phạm phân cấp và giám sát kỹ thuật kho chứa nổi – Phần 9: Những quy định cụ thể

  • Số hiệu: TCVN6474-9:2007
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2007
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/01/2025
  • Ngày hết hiệu lực: 13/06/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản