Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1047: 2004

ISO 695: 1991

THỦY TINH - ĐỘ BỀN ĂN MÒN ĐỐI VỚI HỖN HỢP DUNG DỊCH KIỀM SÔI - PHƯƠNG PHÁP THỬ VÀ PHÂN CẤP

Glass - Resistance to attack by a boiling aqueous solution of mixed alkali - Method of test and classification

Lời nói đầu

TCVN 1047: 2004 thay thế TCVN 1047: 88.

TCVN 1047: 2004 hoàn toàn tương đương ISO 695: 1991.

TCVN 1047: 2004 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 48 Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

 

THỦY TINH - ĐỘ BỀN ĂN MÒN ĐỐI VỚI HỖN HỢP DUNG DỊCH KIỀM SÔI - PHƯƠNG PHÁP THỬ VÀ PHÂN CẤP

Glass - Resistance to attack by a boiling aqueous solution of mixed alkali - Method of test and classification

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định

a) phương pháp xác định độ bền ăn mòn của thủy tinh đối với hỗn hợp dung dịch kiềm sôi của natri cacbonat và natri hydroxit. Độ bền đo được tỷ lệ nghịch với sự hao hụt khối lượng trên một đơn vị diện tích bề mặt của thủy tinh.

b) việc phân cấp thủy tinh theo độ bền kiềm được xác định theo phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này.

Chú thích 1: Phương pháp thử theo tiêu chuẩn này cũng có thể được áp dụng để xác định độ bền kiềm của gốm thủy tinh.

2. Tài liệu viện dẫn

ISO 683 - 13: 1986, Heat-treatable steels, alloy steels and free-cutting steels - Part 13: Wrought stainless steels (Thép gia nhiệt, thép hợp kim và thép dễ bong phoi - Phần 13: Thép không gỉ đã rèn).

TCVN 1046: 2004 (ISO 719: 1985), Thủy tinh - Độ bền nước của hạt thủy tinh ở 98 °C - Phương pháp thử và phân cấp.

TCVN 7431: 2004 (ISO 720: 1985), Thủy tinh - Độ bền nước của hạt thủy tinh ở 121 °C - Phương pháp thử và phân cấp.

TCVN 4851 - 89 (ISO 3696:1987), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

TCVN 7154: 2002 (ISO 3819: 1985), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Cốc thí nghiệm có mỏ.

TCVN 7157: 2002 (ISO 4799:1978), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Bộ ngưng tụ.

3. Nguyên tắc

3.1. Nhúng hai mẫu thử, mỗi mẫu có tổng diện tích bề mặt từ 10 cm² đến 15 cm² trong dung dịch kiềm sôi của hỗn hợp natri cácbonat, c(Na2CO3) = 0,5 mol/l và natri hydroxit c(NaOH) = 1 mol/l với thể tích tương đương trong 3 giờ. Tính toán sự hao hụt khối lượng trên một đơn vị diện tích bề mặt của thủy tinh.

4. Thuốc thử

Trong quá trình thử, trừ khi có quy định khác, chỉ sử dụng các thuốc thử có độ phân tích và nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương (nước loại 3 phù hợp với các yêu cầu trong TCVN 4851 - 89 (ISO 3696:1987).

4.1. Axeton, CH3COCH3

4.2. Axit clohyđric, dung dịch c(HCl) ≈ 1 mol/l

4.3. Axit clohyđric, dung dịch c(HCl) ≈ 2 mol/l

4.4. Axit flohyđric, c(HF) ≈ 22 mol/l (có nghĩa là ≈ 400g HF/l dung dịch)

4.5. Natri cacbonat, dung dịch c(Na2CO3) = 0,5 mol/l ± 0,01 mol/l, được chuẩn bị mới cho từng phép thử.

4.6. Natri hydroxit, dung dịch c(NaOH) = 1 mol/l ± 0,02 mol/l, được chuẩn bị mới cho từng phép thử.

5. Thiết bị, dụng cụ

5.1. Bình thử, làm bằng bạc tinh khiết, bạc hợp kim bền kiềm hoặc thép không gỉ loại 151) phù hợp với các yêu cầu trong ISO 683 - 13.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1047:2004 (ISO 695: 1991) về Thuỷ tinh - Độ bền ăn mòn đối với hỗn hợp dung dịch kiềm sôi - Phương pháp thử và phân cấp

  • Số hiệu: TCVN1047:2004
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 14/01/2005
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản