TCVN 7739-2:2007
SỢI THỦY TINH - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 2: XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG DÀI
Glass fibers - Test methods - Part 2: Determination of linear density
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định khối lượng dài của các loại sợi thủy tinh.
2. Thuật ngữ và định nghĩa
Các thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn này được định nghĩa như sau:
2.1. Khối lượng dài (linear density)
Khối lượng sợi thủy tinh đã loại bỏ ẩm, có hoặc không có chất kết dính, trên một đơn vị chiều dài, đơn vị là tex (1 tex tương đương 1 g/km sợi).
3. Nguyên tắc
Mẫu sợi thủy tinh đã biết chiều dài được nung để loại bỏ độ ẩm. Cân mẫu rồi tính khối lượng dài.
4. Thiết bị, thiết bị
4.1. Lò múp, tủ sấy, có thể sử dụng ở nhiệt độ 625oC ± 20oC, có thiết bị đo nhiệt ở trung tâm lò.
4.2. Bình hút ẩm, bình thủy tinh kín có chứa chất hút ẩm như silicagel, canxi clorua.
4.3. Cân phân tích, có độ chính xác tới 0,1 mg.
4.4. Dao hoặc kéo, dùng để cắt mẫu.
4.5. Dụng cụ giữ mẫu, bằng vật liệu chịu nhiệt không bị oxy hóa như chén sứ, giỏ bằng kim loại, kẹp bằng kim loại. Dụng cụ giữ mẫu có thể giữ được một lúc nhiều mẫu miễn là có thể đưa mẫu vào lò dễ dàng mà không làm hao hụt mẫu.
4.6. Dụng cụ lấy mẫu
Chuẩn bị một ống tròn có chu vi 1 m. ống phải phù hợp để có thể cuộn sợi thành một lớp mỏng và có bộ phận kéo căng nhẹ sợi khi lấy mẫu. ống phải được hiệu chuẩn sao cho chiều dài mẫu cắt ra chính xác đến ± 0,3 %.
Đối với mẫu có chiều dài nhỏ hơn và bằng 5 m và khối lượng dài lớn hơn 2 000 tex thì lấy mẫu bằng dụng cụ như mô tả ở Hình 1.
Hình 1 - Dụng cụ lấy mẫu có chiều dài nhỏ hơn và bằng 5 m
5. Mẫu thử
5.1. Lấy mẫu
- Tháo sợi ra và loại bỏ lớp sợi ngoài cùng của ống sợi;
- Dùng dụng cụ lấy mẫu (4.6) để lấy mẫu thử;
- Mẫu sợi phải đảm bảo không bị đứt, hỏng và có khuyết tật trông thấy bằng mắt thường;
- Đo chiều dài mẫu cắt chính xác đến ± 0,3 %.
5.2. Kích thước mẫu
Chiều dài của mẫu thử được lấy theo khối lượng dài danh nghĩa quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 - Chiều dài mẫu thử
Khối lượng dài danh nghĩa, Tt, tex | Chiều dài mẫu sợi, m |
Tt < 25 |
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1046:2004 (ISO 719: 1985) về Thuỷ tinh - Độ bền nước của hạt thuỷ tinh ở 98 độ C - Phương pháp thử và phân cấp
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1047:2004 (ISO 695: 1991) về Thuỷ tinh - Độ bền ăn mòn đối với hỗn hợp dung dịch kiềm sôi - Phương pháp thử và phân cấp
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7431:2004 (ISO 720 : 1985) về Thuỷ tinh - Độ bền nước của hạt thuỷ tinh ở 121 độ C - Phương pháp thử và phân cấp
- 1Quyết định 3236/QĐ-BKHCN năm 2007 về việc công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1046:2004 (ISO 719: 1985) về Thuỷ tinh - Độ bền nước của hạt thuỷ tinh ở 98 độ C - Phương pháp thử và phân cấp
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1047:2004 (ISO 695: 1991) về Thuỷ tinh - Độ bền ăn mòn đối với hỗn hợp dung dịch kiềm sôi - Phương pháp thử và phân cấp
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7431:2004 (ISO 720 : 1985) về Thuỷ tinh - Độ bền nước của hạt thuỷ tinh ở 121 độ C - Phương pháp thử và phân cấp
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7739-1:2007 về Sợi thuỷ tinh - Phương pháp thử - Phần 1: Xác định độ ẩm
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7739-2:2007 về Sợi thuỷ tinh - Phương pháp thử - Phần 2: Xác định khối lượng dài
- Số hiệu: TCVN7739-2:2007
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2007
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực