Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1046: 2004

ISO 719: 1985

THỦY TINH - ĐỘ BỀN NƯỚC CỦA HẠT THỦY TINH Ở 98 °C - PHƯƠNG PHÁP THỬ VÀ PHÂN CẤP

Glass - Hydrolytic resistance of glass grains at 98 °C - Method of test and classification

Lời nói đầu

TCVN 1046: 2004 thay thế TCVN 1046: 88.

TCVN 1046: 2004 hoàn toàn tương đương ISO 719: 1985.

TCVN 1046: 2004 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 48 Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

 

THỦY TINH - ĐỘ BỀN NƯỚC CỦA HẠT THỦY TINH Ở 98 °C - PHƯƠNG PHÁP THỬ VÀ PHÂN CẤP

Glass - Hydrolytic resistance of glass grains at 98 °C - Method of test and classification

1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định:

a) phương pháp xác định độ bền nước của hạt thủy tinh ở 98 °C. Độ bền nước được đo và biểu thị bằng lượng axit cần thiết để chuẩn độ lượng kiềm tách ra từ một đơn vị khối lượng thủy tinh và cũng có thể được biểu thị bằng lượng natri oxit tương đương với lượng axit này.

b) việc phân cấp thủy tinh theo độ bền nước được xác định theo phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại thủy tinh có độ bền thấp. Đối với các cấp thủy tinh có độ bền cao hơn, nên áp dụng phương pháp quy định trong TCVN 7431: 2004 (ISO 720: 1985)

CHÚ THÍCH: Cần chú ý rằng không có sự tương quan chính xác giữa cách phân cấp quy định trong tiêu chuẩn này với cách phân cấp đưa ra trong TCVN 7431: 2004 (ISO 720: 1985) và vì vậy, điều cốt yếu là cần xác định rõ, sẽ áp dụng cách phân cấp nào.

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 7149 - 1: 2002 (ISO 385 -1: 1984) Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Buret - Phần 1: Yêu cầu chung.

TCVN 7149 - 2: 2002 (ISO 385 - 2: 1984) Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Buret - Phần 2: Buret không quy định thời gian chờ.

TCVN 7151: 2002 (ISO 648: 1977) Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Pipet một mức.

TCVN 7431: 2004 (ISO 720: 1985) Thủy tinh - Độ bền nước của hạt thủy tinh ở 121 °C - Phương pháp thử và phân cấp.

TCVN 7153: 2002 (ISO 1042: 1985) Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh – Bình định mức.

ISO 1773: 1976, Laboratory glassware – Boiling flasks (narrow necked) (Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Bình đun sôi (cổ hẹp)).

TCVN 4851: 89 (ISO 3696: 1987) Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

TCVN 7154: 2002 (ISO 3819: 1985) Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Cốc thí nghiệm có mỏ.

3. Nguyên tắc

Phương pháp thử là phép thử áp dụng cho thủy tinh vật liệu ở dạng hạt. Ngâm 2 g hạt thủy tinh có kích thước từ 300 mm đến 500 mm trong nước loại 2 trong 60 phút ở nhiệt độ 98 °C. Đo mức độ ăn mòn do nước bằng cách phân tích dung dịch thu được.

4. Thuốc thử

Trong suốt quá trình thử, trừ khi có những quy định khác, chỉ sử dụng các thuốc thử cấp độ phân tích.

4.1 Nước loại 2, phù hợp với các yêu cầu quy định trong TCVN 4851 - 89 (ISO 3696: 1987) và đã loại các khí hoà tan như cacbon oxit bằng cách đun sôi ít nhất trong 15 phút trong bình đun sôi (5.6).

Thông thường nước này được bảo quản trong 24 giờ trong bình có nút đậy với pH không đổi.

Khi thử, ngay trước khi sử dụng, nước này phải trung hoà với metyl đỏ, có nghĩa là nó phải tạo màu đỏ cam (không phải là đỏ tím hoặc vàng) tương đương với pH 5,5 ± 0,1 khi thêm hai giọt dung dịch chỉ thị metyl đỏ (4.4) vào 25 ml nước.

CHÚ THÍCH - Nước được tạo màu như vậy c

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1046:2004 (ISO 719: 1985) về Thuỷ tinh - Độ bền nước của hạt thuỷ tinh ở 98 độ C - Phương pháp thử và phân cấp

  • Số hiệu: TCVN1046:2004
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 14/01/2005
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản