Điều 5 Thông tư 35/2018/TT-BCT quy định về nội dung, trình tự, thủ tục hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính
Điều 5. Xây dựng, phê duyệt hoặc ban hành kế hoạch kiểm tra của Tổng cục Quản lý thị trường
1. Việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch định kỳ như sau:
a) Căn cứ tình hình thị trường, yêu cầu công tác quản lý thị trường hoặc theo sự chỉ đạo bằng văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương hoặc cấp trên có thẩm quyền, Tổng cục Quản lý thị trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch định kỳ của Tổng cục trong năm tiếp theo trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt trước ngày 30 tháng 11 hằng năm và triển khai tổ chức việc thực hiện;
b) Kế hoạch định kỳ sau khi được Bộ trưởng phê duyệt phải gửi Thanh tra Bộ Công Thương, các cơ quan có liên quan để biết, phối hợp công tác; gửi các Cục nghiệp vụ, Cục cấp tỉnh để tổ chức thực hiện; niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan và đăng trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Quản lý thị trường.
2. Kết thúc thời gian thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc khi có yêu cầu đột xuất, Tổng cục Quản lý thị trường có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương kết quả kiểm tra theo kế hoạch bằng văn bản. Báo cáo phải nêu rõ lý do, nguyên nhân, trách nhiệm cụ thể trong trường hợp kế hoạch kiểm tra có nội dung không hoàn thành và các đề xuất, kiến nghị nếu có.
3. Báo cáo thực hiện kế hoạch định kỳ của Tổng cục Quản lý thị trường phải trình Bộ trưởng Bộ Công Thương trước ngày 20 tháng 11 hằng năm.
4. Trường hợp cần thiết phải bổ sung, sửa đổi nội dung kế hoạch định kỳ đã được phê duyệt, Tổng cục Quản lý thị trường báo cáo, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định điều chỉnh nội dung của kế hoạch định kỳ.
Thông tư 35/2018/TT-BCT quy định về nội dung, trình tự, thủ tục hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính
- Điều 4. Kế hoạch kiểm tra
- Điều 5. Xây dựng, phê duyệt hoặc ban hành kế hoạch kiểm tra của Tổng cục Quản lý thị trường
- Điều 6. Xây dựng, phê duyệt hoặc ban hành kế hoạch kiểm tra của Cục nghiệp vụ, Cục cấp tỉnh
- Điều 7. Thực hiện kế hoạch kiểm tra
- Điều 8. Thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật để kiểm tra đột xuất
- Điều 9. Tiếp nhận và xử lý thông tin
- Điều 10. Báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh thông tin
- Điều 11. Xử lý kết quả thẩm tra, xác minh thông tin
- Điều 12. Đề xuất kiểm tra
- Điều 13. Phương án kiểm tra
- Điều 14. Ban hành quyết định kiểm tra
- Điều 15. Trách nhiệm của người ban hành quyết định kiểm tra
- Điều 16. Thành phần Đoàn kiểm tra và người tham gia giúp việc Đoàn kiểm tra
- Điều 17. Thực hiện quyết định kiểm tra
- Điều 18. Xử lý trường hợp phát sinh khi đang thực hiện quyết định kiểm tra tại nơi kiểm tra
- Điều 19. Lập biên bản kiểm tra
- Điều 20. Lập Biên bản vi phạm hành chính
- Điều 21. Xử lý kết quả kiểm tra
- Điều 22. Thu thập, thẩm tra, xác minh để bổ sung tài liệu, chứng cứ
- Điều 23. Xử lý kết quả thẩm tra, xác minh vụ việc kiểm tra
- Điều 24. Xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 25. Thủ tục chuyển giao vụ việc vi phạm hành chính cho cơ quan có thẩm quyền của ngành khác
- Điều 26. Thủ tục trình vụ việc vi phạm hành chính trong nội bộ cơ quan Quản lý thị trường
- Điều 27. Thủ tục tiếp nhận, thụ lý vụ việc vi phạm hành chính do cơ quan nhà nước khác chuyển giao cho cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường
- Điều 28. Thủ tục trình Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 29. Lập, chỉnh lý, lưu trữ hồ sơ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính
- Điều 30. Bảo mật thông tin
- Điều 31. Quy định chung về áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
- Điều 32. Đề xuất khám
- Điều 33. Phương án khám
- Điều 34. Ban hành quyết định khám
- Điều 35. Trình tự, thủ tục thực hiện quyết định khám
- Điều 36. Áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính