Điều 53 Thông tư 24/2017/TT-BTNMT quy định kỹ thuật quan trắc môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Điều 53. Yêu cầu chung đối với hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục
Hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (trong mục này được gọi là Hệ thống) để đo các thông số trong khí thải theo quy định về bảo vệ môi trường và phải đáp ứng được tối thiểu các yêu cầu như sau:
1. Thành phần cơ bản của Hệ thống
a) Thiết bị quan trắc tự động, liên tục: gồm một hoặc nhiều thiết bị đo và phân tích có khả năng đo tự động, liên tục và đưa ra kết quả quan trắc của các thông số trong khí thải. Căn cứ vào thông số và nguyên lý đo, phân tích của thiết bị quan trắc để xác định phương án lắp đặt thiết bị quan trắc phù hợp, cụ thể:
a.1) Phương án trực tiếp trên thân ống khói (in-situ) (Hình 3): thiết bị quan trắc được gắn trực tiếp trên thân ống khói để đo các thông số và không sử dụng ống dẫn mẫu;
a.2) Phương án gián tiếp thông qua việc trích hút mẫu (extractive) (Hình 4): mẫu khí thải được trích từ trong thân ống khói nhờ ống hút mẫu và được dẫn theo ống dẫn mẫu tới thiết bị quan trắc;
b) Thiết bị thu thập, lưu giữ, truyền dữ liệu: để thu thập, lưu giữ và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục về cơ quan nhà nước về môi trường và được quy định chi tiết tại Chương V Thông tư này;
c) Bình khí chuẩn: các bình khí đơn lẻ hoặc hỗn hợp cung cấp khí chuẩn cho công tác kiểm tra và hiệu chuẩn thiết bị quan trắc của Hệ thống;
d) Camera: khuyến khích lắp đặt camera để cung cấp hình ảnh trực tuyến tại vị trí đặt các thiết bị quan trắc của Hệ thống;
đ) Cơ sở hạ tầng, gồm
đ.1) Nhà trạm: để chứa các thiết bị quan trắc của Hệ thống.Tùy theo điều kiện cụ thể tại vị trí lắp đặt, nhà trạm có thể được xây dựng hoặc lắp đặt dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng phải bảo đảm môi trường an toàn và ổn định cho các thiết bị bên trong nhà trạm;
đ.2) Nguồn điện và các thiết bị lưu điện để bảo đảm duy trì hoạt động liên tục và ổn định của hệ thống. Ngoài ra, các thiết bị điện phải đáp có các thiết bị đóng cắt và chống quá dòng, quá áp; có thiết bị ổn áp và bộ lưu điện (UPS) với công suất phù hợp với hệ thống các thiết bị;
đ.3) Thiết bị báo cháy, báo khói, chống sét trực tiếp và lan truyền.
Hình 3: Sơ đồ hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (Phương án lắp đặt trực tiếp)
Hình 4: Sơ đồ hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (Phương án lắp đặt gián tiếp)
2. Vị trí lỗ quan trắc
a) Cách xác định vị trí lỗ quan trắc tối ưu (bắt buộc đối với chất ô nhiễm dạng hạt): tuân thủ theo quy định về xác định vị trí lỗ lấy mẫu tại khoản 1 mục III Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Đối với những chất ô nhiễm dạng khí: trường hợp ống khói không đáp ứng đủ điều kiện để xác định được vị trí lỗ quan trắc tối ưu thì việc lựa chọn vị trí lỗ quan trắc phải thỏa mãn điều kiện: không ở miệng ống khói; không ở vị trí ống bị co thắt, giãn nở; không ở gần quạt đẩy, quạt hút và ưu tiên chọn nơi có dòng khí chuyển động ổn định.
3. Kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và kiểm tra định kỳ thiết bị quan trắc
a) Các thiết bị quan trắc tự động, liên tục phải được kiểm định, hiệu chuẩn và thử nghiệm theo quy định của pháp luật hiện hành về đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
b) Các thiết bị quan trắc phải được kiểm tra định kỳ bằng khí chuẩn theo khuyến cáo của nhà sản xuất nhưng phải bảo đảm tối thiểu tần suất 2 tuần/lần bởi đơn vị vận hành Hệ thống. Trong thời gian đo khí chuẩn toàn bộ hệ thống bơm và thiết bị quan trắc vẫn hoạt động ở chế độ tương tự như chế độ đo và phân tích dòng khí thải;
c) Khí chuẩn dùng để kiểm tra định kỳ được quy định tại
4. Thời gian hoạt động: Hệ thống phải được hoạt động liên tục, ngoại trừ các trường hợp thực hiện bảo trì, bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn, sửa chữa, thay thế thiết bị, linh phụ kiện đã được đơn vị vận hành Hệ thống lập kế hoạch và quy định trong quy trình vận hành chuẩn (SOP).
5. Trước khi Hệ thống được đưa vào vận hành chính thức, đơn vị vận hành Hệ thống phải gửi hồ sơ về Sở Tài nguyên và Môi trường, bao gồm:
a) Thông tin về đơn vị vận hành hệ thống: tên và địa chỉ, loại hình sản xuất, dây chuyền công nghệ, công suất thiết kế;
b) Thời gian lắp đặt thiết bị (thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc) và thời gian, kết quả kiểm soát chất lượng của hệ thống tuân theo quy định tại
c) Bản vẽ thiết kế và mô tả về Hệ thống; danh mục thông số quan trắc và phương án lắp đặt thiết bị quan trắc (in-situ hoặc extractive); thông tin về ống khói (chiều cao, đường kính), vị trí và hình ảnh lỗ quan trắc trên ống khói;
d) Danh mục và đặc tính kỹ thuật của các thiết bị quan trắc, ống hút mẫu; hãng sản xuất và model thiết bị; giấy chứng nhận kèm theo báo cáo kết quả kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị; hệ thống thu thập, lưu giữ dữ liệu quan trắc; tên Hệ thống và địa chỉ IP tĩnh gắn liền với Hệ thống.
Thông tư 24/2017/TT-BTNMT quy định kỹ thuật quan trắc môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Nguyên tắc áp dụng các phương pháp quan trắc môi trường
- Điều 4. Giải thích thuật ngữ và từ viết tắt
- Điều 5. Thông số quan trắc
- Điều 6. Tần suất và thời gian quan trắc
- Điều 7. Phương pháp quan trắc
- Điều 8. Xử lý kết quả quan trắc môi trường
- Điều 9. Thông số quan trắc
- Điều 10. Tần suất quan trắc
- Điều 11. Phương pháp quan trắc
- Điều 12. Xử lý kết quả quan trắc môi trường
- Điều 13. Thông số quan trắc
- Điều 14. Tần suất quan trắc
- Điều 15. Phương pháp quan trắc
- Điều 16. Xử lý kết quả quan trắc môi trường
- Điều 17. Thông số quan trắc
- Điều 18. Tần suất quan trắc
- Điều 19. Phương pháp quan trắc
- Điều 20. Xử lý kết quả quan trắc môi trường
- Điều 21. Thông số quan trắc
- Điều 22. Tần suất và thời gian quan trắc
- Điều 23. Phương pháp quan trắc
- Điều 24. Xử lý kết quả quan trắc môi trường
- Điều 25. Thông số quan trắc
- Điều 26. Phương pháp quan trắc
- Điều 27. Xử lý kết quả quan trắc môi trường
- Điều 28. Vị trí quan trắc
- Điều 29. Thông số quan trắc
- Điều 30. Thời gian và số lượng mẫu quan trắc
- Điều 31. Phương pháp quan trắc
- Điều 32. Xử lý kết quả quan trắc môi trường
- Điều 33. Thông số quan trắc
- Điều 34. Tần suất quan trắc
- Điều 35. Phương pháp quan trắc
- Điều 36. Xử lý kết quả quan trắc môi trường
- Điều 37. Thông số quan trắc
- Điều 38. Tần suất quan trắc
- Điều 39. Phương pháp quan trắc
- Điều 40. Xử lý kết quả quan trắc môi trường
- Điều 41. Bảo đảm chất lượng trong xác định mục tiêu của chương trình quan trắc môi trường
- Điều 42. Yêu cầu cơ bản đối với chương trình quan trắc môi trường
- Điều 43. Thiết kế chương trình quan trắc môi trường
- Điều 44. Bảo đảm chất lượng trong hoạt động quan trắc hiện trường
- Điều 45. Kiểm soát chất lượng trong hoạt động quan trắc tại hiện trường
- Điều 46. Bảo đảm chất lượng trong hoạt động phân tích môi trường
- Điều 47. Kiểm soát chất lượng trong hoạt động phân tích môi trường
- Điều 50. Yêu cầu chung đối với hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục
- Điều 51. Yêu cầu về đặc tính kỹ thuật và tính năng của hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục
- Điều 52. Bảo đảm và kiểm soát chất lượng của hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục
- Điều 53. Yêu cầu chung đối với hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục
- Điều 54. Yêu cầu về đặc tính kỹ thuật và tính năng của hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục
- Điều 55. Bảo đảm và kiểm soát chất lượng của hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục
- Điều 56. Yêu cầu đối với hệ thống nhận, truyền và quản lý dữ liệu tại cơ sở (data logger)
- Điều 57. Yêu cầu đối với hệ thống nhận, truyền và quản lý dữ liệu tại các Sở Tài nguyên và Môi trường
- Điều 58. Yêu cầu đối với hệ thống nhận, quản lý dữ liệu quan trắc môi trường tự động, liên tục tại Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường