Điều 50 Thông tư 24/2017/TT-BTNMT quy định kỹ thuật quan trắc môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Điều 50. Yêu cầu chung đối với hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục
Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (trong mục này được gọi là Hệ thống) được lắp đặt để quan trắc các thông số trong nước thải theo các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường và phải đáp ứng được tối thiểu các yêu cầu như sau:
1. Thành phần cơ bản của Hệ thống, gồm:
a) Thiết bị quan trắc tự động, liên tục: gồm một hoặc nhiều thiết bị có khả năng đo, phân tích và đưa ra kết quả quan trắc của các thông số trong nước thải một cách tự động, liên tục. Căn cứ vào thông số quan trắc và nguyên lý đo, phân tích của thiết bị quan trắc để xác định phương án lắp đặt thiết bị quan trắc phù hợp, cụ thể:
a.1) Phương án trực tiếp (Hình 1): các thiết bị quan trắc (đầu đo pH, nhiệt độ, TDS/EC...) được đặt trực tiếp trong bể nước thải sau hệ thống xử lý, vị trí đặt các đầu đo phải cách ít nhất 10 cm từ bề mặt nước thải và ít nhất 15 cm từ đáy;
a.2) Phương án gián tiếp (Hình 2): nước thải sau khi xử lý được bơm lên nhà trạm vào thùng chứa mẫu và hệ thiết bị phân tích tự động (nếu có). Các đầu đo: pH, nhiệt độ, TDS/EC... được nhúng trực tiếp vào thùng chứa mẫu bên trong nhà trạm;
b) Thiết bị thu thập, lưu giữ, truyền dữ liệu: để thu thập, lưu giữ và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục của Hệ thống về cơ quan nhà nước về môi trường và được quy định chi tiết tại Chương V Thông tư này;
c) Dung dịch chuẩn: để kiểm tra và hiệu chuẩn thiết bị quan trắc của Hệ thống;
d) Thiết bị lấy mẫu tự động: để lấy và lưu mẫu nước khi một trong những thông số được giám sát vượt ngưỡng quy chuẩn cho phép hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Camera: để cung cấp hình ảnh trực tuyến tại vị trí đặt các thiết bị quan trắc và vị trí cửa xả của hệ thống xử lý nước thải, trước khi đổ ra nguồn tiếp nhận;
e) Cơ sở hạ tầng, gồm:
e.1) Nhà trạm: để chứa các thiết bị quan trắc của Hệ thống. Tùy theo điều kiện cụ thể tại vị trí lắp đặt, nhà trạm có thể được xây dựng dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng phải bảo đảm môi trường an toàn và ổn định cho các thiết bị bên trong nhà trạm. Vị trí nhà trạm phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau:
e.1.1) Ít bị rung, lắc;
e.1.2) Ít bị tác động do bụi và các khí gây ăn mòn;
e.1.3) Có nguồn điện ổn định. Nguồn điện và các thiết bị lưu điện phải bảo đảm duy trì hoạt động liên tục, ổn định của Hệ thống và các thiết bị điện phải có các thiết bị đóng ngắt, chống quá dòng, quá áp; và có thiết bị ổn áp với công suất phù hợp để bảo đảm Hệ thống hoạt động ổn định, có bộ lưu điện (UPS) bảo đảm Hệ thống hoạt động tối thiểu 30 phút từ khi mất điện;
e.1.4) Thuận tiện cho công tác lắp đặt, bảo trì, an toàn cho người và thiết bị;
e.1.5) Gần vị trí quan trắc, đáp ứng quy định tại tiết e.2.3 khoản 1 Điều này.
e.2) Bơm lấy mẫu và ống dẫn nước (nếu có)
e.2.1) Bơm lấy mẫu: phải gồm 02 bơm và hệ thống điều khiển để hoạt động luân phiên nhằm bảo đảm nước được bơm liên tục vào thùng chứa nước hoặc vào các thiết bị đo và phân tích mẫu, không tạo bọt khí trong ống dẫn và thùng chứa nước. Thân bơm, buồng bơm phải được chế tạo bằng thép không gỉ hoặc vật liệu không làm thay đổi chất lượng mẫu nước;
e.2.2.) Ống dẫn nước: phải làm bằng vật liệu bền, không gây ảnh hưởng đến chất lượng mẫu nước và có khả năng chống bám vi sinh và phải được thiết kế với hai ống song song và bảo đảm thuận tiện cho công tác làm sạch đường ống và bảo dưỡng định kỳ;
e.2.3) Trong trường hợp sử dụng phương pháp lắp đặt thiết bị đo gián tiếp thì chiều dài của đường ống dẫn nước từ vị trí quan trắc đến các thùng chứa nước phải càng ngắn càng tốt (chiều dài tối đa 20 m) và đường kính ống phải đủ lớn (tối thiểu 027) để bảo đảm ống không bị tắc nghẽn;
e.3) Thiết bị báo cháy, báo khói, chống sét trực tiếp và lan truyền;
e.4) Thiết bị phụ trợ khác: tùy theo các phương pháp đo, phân tích và điều kiện cụ thể tại vị trí quan trắc, các thiết bị phụ trợ có thể bao gồm (nhưng không bắt buộc) các thành phần sau:
e.4.1) Lưới chắn rác (được sử dụng trong trường hợp lắp đặt thiết bị quan trắc trực tiếp mẫu nước thải); để không cho rác và chất bẩn bám vào các đầu đo, làm ảnh hưởng đến kết quả đo. Lưới chắn rác được làm bằng thép không gỉ, có khả năng chịu được ăn mòn;
e.4.2) Thùng chứa mẫu: để chứa mẫu nước thải cần quan trắc và các đầu đo. Thùng chứa nước được làm bằng thép không gỉ hoặc vật liệu không gây ảnh hưởng đến nước thải, thuận tiện cho công tác bảo dưỡng và có thể tích phù hợp với yêu cầu lắp đặt thiết bị quan trắc (thể tích thùng chứa nước tối thiểu 15 lít) và được thiết kế để bảo đảm nước lưu thông liên tục, hạn chế tối đa tình trạng lắng đọng mẫu nước trong thùng chứa nước để bảo đảm tính chính xác và vẹn toàn của mẫu nước;
e.4.3) Dụng cụ chứa chất thải: để lưu giữ chất thải từ các quá trình phân tích, các dung dịch chuẩn sau sử dụng. Dụng cụ chứa chất thải phải được làm bằng vật liệu chống ăn mòn hóa chất để ngăn chất thải bị rò rỉ ra môi trường bên ngoài. Nơi lưu giữ chất thải được bố trí ở khu vực riêng, có dán nhãn, biển cảnh báo và được quản lý, xử lý theo quy định hiện hành về quản lý chất thải và phế liệu;
e.5) Có thiết bị do nhiệt độ và độ ẩm bên trong nhà trạm.
Hình 1: Sơ đồ hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (phương án trực tiếp: đầu đo lưu lượng, pH, nhiệt độ, TDS/EC....)
Hình 2: Sơ đồ hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (phương án gián tiếp)
2. Vị trí quan trắc: phải bảo đảm đại diện, đặc trưng cho nguồn thải cần quan trắc và phải ở ngay sau hệ thống xử lý nước thải, trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận.
3. Kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và kiểm tra định kỳ đối với thiết bị quan trắc tự động, liên tục
a) Thiết bị phải được kiểm định, hiệu chuẩn và thử nghiệm theo quy định của pháp luật hiện hành về đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
b) Thiết bị phải được kiểm tra định kỳ bằng chất chuẩn theo khuyến cáo của nhà sản xuất nhưng phải bảo đảm tối thiểu 1 tháng/lần bởi đơn vị vận hành Hệ thống;
c) Hoạt động bảo trì sửa chữa, thay thế linh phụ kiện phải được đơn vị vận hành Hệ thống lập kế hoạch và được quy định chi tiết trong quy trình vận hành chuẩn (SOP).
4. Thời gian hoạt động: Hệ thống phải được hoạt động liên tục. Trong thời gian bảo trì, kiểm định, hiệu chuẩn, thay thế linh phụ kiện, sửa chữa, thay thế các thiết bị đo và phân tích, nước thải không được xả thải ra môi trường.
5. Trước khi Hệ thống được đưa vào vận hành chính thức, đơn vị vận hành Hệ thống phải gửi hồ sơ liên quan về Sở Tài nguyên và Môi trường, bao gồm:
a) Thông tin về đơn vị đầu tư và vận hành hệ thống: tên, địa chỉ của đơn vị;
b) Thời gian lắp đặt thiết bị (thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc) và thời gian, kết quả thực hiện việc kiểm soát chất lượng của Hệ thống tuân theo quy định tại
c) Bản vẽ thiết kế và mô tả về Hệ thống; danh mục thông số quan trắc và phương án lắp đặt thiết bị quan trắc (trực tiếp, gián tiếp); thông tin mô tả và hình ảnh, sơ đồ, bản đồ của vị trí quan trắc;
d) Danh mục và đặc tính kỹ thuật của các thiết bị đo và phân tích; hãng sản xuất và model thiết bị; giấy chứng nhận kèm theo báo cáo kết quả kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị; hệ thống thu thập, lưu giữ dữ liệu quan trắc; địa chỉ IP tĩnh (giao thức truyền dữ liệu) gắn liền với Hệ thống.
Thông tư 24/2017/TT-BTNMT quy định kỹ thuật quan trắc môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 24/2017/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 01/09/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Võ Tuấn Nhân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 749 đến số 750
- Ngày hiệu lực: 15/10/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Nguyên tắc áp dụng các phương pháp quan trắc môi trường
- Điều 4. Giải thích thuật ngữ và từ viết tắt
- Điều 5. Thông số quan trắc
- Điều 6. Tần suất và thời gian quan trắc
- Điều 7. Phương pháp quan trắc
- Điều 8. Xử lý kết quả quan trắc môi trường
- Điều 9. Thông số quan trắc
- Điều 10. Tần suất quan trắc
- Điều 11. Phương pháp quan trắc
- Điều 12. Xử lý kết quả quan trắc môi trường
- Điều 13. Thông số quan trắc
- Điều 14. Tần suất quan trắc
- Điều 15. Phương pháp quan trắc
- Điều 16. Xử lý kết quả quan trắc môi trường
- Điều 17. Thông số quan trắc
- Điều 18. Tần suất quan trắc
- Điều 19. Phương pháp quan trắc
- Điều 20. Xử lý kết quả quan trắc môi trường
- Điều 21. Thông số quan trắc
- Điều 22. Tần suất và thời gian quan trắc
- Điều 23. Phương pháp quan trắc
- Điều 24. Xử lý kết quả quan trắc môi trường
- Điều 25. Thông số quan trắc
- Điều 26. Phương pháp quan trắc
- Điều 27. Xử lý kết quả quan trắc môi trường
- Điều 28. Vị trí quan trắc
- Điều 29. Thông số quan trắc
- Điều 30. Thời gian và số lượng mẫu quan trắc
- Điều 31. Phương pháp quan trắc
- Điều 32. Xử lý kết quả quan trắc môi trường
- Điều 33. Thông số quan trắc
- Điều 34. Tần suất quan trắc
- Điều 35. Phương pháp quan trắc
- Điều 36. Xử lý kết quả quan trắc môi trường
- Điều 37. Thông số quan trắc
- Điều 38. Tần suất quan trắc
- Điều 39. Phương pháp quan trắc
- Điều 40. Xử lý kết quả quan trắc môi trường
- Điều 41. Bảo đảm chất lượng trong xác định mục tiêu của chương trình quan trắc môi trường
- Điều 42. Yêu cầu cơ bản đối với chương trình quan trắc môi trường
- Điều 43. Thiết kế chương trình quan trắc môi trường
- Điều 44. Bảo đảm chất lượng trong hoạt động quan trắc hiện trường
- Điều 45. Kiểm soát chất lượng trong hoạt động quan trắc tại hiện trường
- Điều 46. Bảo đảm chất lượng trong hoạt động phân tích môi trường
- Điều 47. Kiểm soát chất lượng trong hoạt động phân tích môi trường
- Điều 50. Yêu cầu chung đối với hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục
- Điều 51. Yêu cầu về đặc tính kỹ thuật và tính năng của hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục
- Điều 52. Bảo đảm và kiểm soát chất lượng của hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục
- Điều 53. Yêu cầu chung đối với hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục
- Điều 54. Yêu cầu về đặc tính kỹ thuật và tính năng của hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục
- Điều 55. Bảo đảm và kiểm soát chất lượng của hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục
- Điều 56. Yêu cầu đối với hệ thống nhận, truyền và quản lý dữ liệu tại cơ sở (data logger)
- Điều 57. Yêu cầu đối với hệ thống nhận, truyền và quản lý dữ liệu tại các Sở Tài nguyên và Môi trường
- Điều 58. Yêu cầu đối với hệ thống nhận, quản lý dữ liệu quan trắc môi trường tự động, liên tục tại Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường