Mục 5 Chương 2 Thông tư 24/2017/TT-BTNMT quy định kỹ thuật quan trắc môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Mục 5. QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA
Thông số quan trắc chất lượng nước mưa bao gồm: nhiệt độ, pH, EC, TDS, các thông số khí tượng, Cl-, F-, NO2-, NO3-, PO43-, SO42-, NH4+, Na+, K+, Ca2+, Mg2+.
Căn cứ vào mục tiêu quan trắc, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về môi trường và yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác định các thông số cần quan trắc.
Điều 22. Tần suất và thời gian quan trắc
1. Mẫu nước mưa theo trận: các mẫu nước mưa được lấy theo mỗi trận mưa và phải xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc mỗi trận mưa.
2. Mẫu nước mưa theo ngày: trường hợp không thể thực hiện việc lấy và phân tích mẫu theo mỗi trận mưa thì lấy mẫu theo ngày (liên tục trong 24 giờ). Thời gian lấy mẫu của một ngày bắt đầu từ 8 giờ sáng và mẫu phải được giữ nguyên vẹn trong và sau khi lấy (được bảo quản lạnh hoặc thêm các hóa chất bảo quản thích hợp).
3. Mẫu nước mưa theo tuần: trường hợp không thể thực hiện việc lấy và phân tích mẫu theo ngày thì có thể tiến hành lấy mẫu theo tuần, tức là gộp các mẫu ngày lại trong vòng 01 tuần hoặc lấy liên tục trong 01 tuần khi mà mẫu được giữ nguyên vẹn trong và sau khi lấy (được bảo quản lạnh hoặc sử dụng các hóa chất bảo quản phù hợp).
Điều 23. Phương pháp quan trắc
1. Lấy mẫu và đo tại hiện trường
a) Việc lấy mẫu nước mưa tại hiện trường: tuân theo TCVN 5997:1995 về hướng dẫn lấy mẫu nước mưa;
b) Việc đo các thông số trong nước mưa tại hiện trường: lựa chọn phương pháp quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành tương ứng hoặc trong Bảng 11 dưới đây.
Bảng 11
STT | Thông số | Số hiệu phương pháp |
1. | Nhiệt độ | • SMEWW 2550B:2012 |
2. | pH | • TCVN 6492:2011; • SMEWW 4500 H+.B:2012 |
3. | EC | • SMEWW 2510B:2012; • US EPA method 120.1 |
4. | TDS | • Sử dụng của thiết bị quan trắc hiện trường |
5. | Các thông số khí tượng | • QCVN 46:2012/BTNMT |
2. Bảo quản và vận chuyển mẫu: mẫu nước mưa sau khi lấy được bảo quản và lưu giữ theo TCVN 6663-3:2008.
3. Phân tích trong phòng thí nghiệm
a) Việc phân tích các thông số trong nước mưa trong phòng thí nghiệm: lựa chọn phương pháp quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành tương ứng hoặc trong Bảng 12 dưới đây;
Bảng 12
STT | Thông số | Số hiệu phương pháp |
1. | Cl- | • TCVN 6194:1996; • TCVN 6494-1:2011; • SMEWW 4110B:2012; • SMEWW 4110C:2012; • SMEWW 4500.Cl-:2012; • US EPA method 300.0 |
2. | F- | • TCVN 6195-1996; • TCVN 6494-1:2011; • SMEWW 4500-F-.B&C:2012; • SMEWW 4500-F-.B&D:2012; • SMEWW 4110B:2012; • SMEWW 4110C:2012, • US EPA method 300.0 |
3. | NO2- | • TCVN 6178:1996; • TCVN 6494-1:2011; • SMEWW 4500-NO2-.B:2012; • SMEWW 4110B:2012; • SMEWW 4110C:2012, • US EPA method 300.0; • US EPA method 354.1 |
4. | NO3- | • TCVN 6180:1996; • TCVN 7323-2:2004; • TCVN 6494-1:2011; • SMEWW 4110B:2012; • SMEWW 4110C:2012; • SMEWW 4500-NO3-.D:2012; • SMEWW 4500-NO3-.E:2012; • US EPA method 300.0; • US EPA method 352.1 |
5. | PO43- | • TCVN 6202:2008; • TCVN 6494-1:2011; • SMEWW 4110B:2012; • SMEWW 4110C:2012; • SMEWW 4500-P.D:2012; • SMEWW 4500-P.E:2012; • US EPA method 300.0 |
6. | SO42- | • TCVN 6200:1996; • TCVN 6494-1:2011; • SMEWW 4110B:2012; • SMEWW 4110C:2012, • SMEWW 4500-SO42-.E:2012; • US EPA method 300.0; • US EPA method 375.3; • US EPA method 375.4 |
7. | NH4+ | • TCVN 6179-1:1996; • TCVN 6660:2000; • SMEWW 4500-NH3.D:2012; • SMEWW 4500-NH3.F:2012; • SMEWW 4500-NH3.H:2012; • USEPA method 350.2 |
8. | Na+ | • TCVN 6196-1:1996; • TCVN 6196-2:1996; • TCVN 6196-3:1996; • TCVN 6660:2000; • TCVN 6665:2011; • SMEWW 3111B:2012; • SMEWW 3120B:2012; • US EPA method 200.7 |
9. | K+ | • TCVN 6196-1:1996; • TCVN 6196-2:1996; • TCVN 6196-3:1996; • TCVN 6660:2000; • TCVN 6665:2011; • SMEWW 3111B:2012; • SMEWW 3120B:2012; • US EPA method 200.7 |
10. | Ca2+ | • TCVN 6201:1995; • TCVN 6198:1996; • TCVN 6660:2000; • TCVN 6665:2011; • SMEWW 3111B:2012; • SMEWW 3120B:2012; • US EPA method 200.7 |
11. | Mg2+ | • TCVN 6201:1995; • TCVN 6660:2000; • TCVN 6665:2011; • SMEWW 3111B:2012; • SMEWW 3120B:2012; • US EPA method 200.7 |
b) Khi phân tích mẫu nước mưa phải lưu ý
b.1) Có thể pha loãng mẫu nếu lượng mẫu là nhỏ và mẫu có chứa hàm lượng các chất ô nhiễm cao, vượt quá giới hạn phân tích. Mẫu đã pha loãng không được sử dụng để đo pH và EC;
b.2) Trường hợp mẫu được pha loãng bằng nước khử ion thì phải đo nồng độ các ion cần phân tích cả trong nước khử ion sử dụng.
Điều 24. Xử lý kết quả quan trắc môi trường
1. Xử lý kết quả
Sau khi phân tích xong một đợt mẫu, phải tính toán cân bằng ion và độ dẫn điện. Nếu tỷ số cân bằng ion và độ dẫn điện tính toán được lệch khỏi các giá trị cho phép phải tiến hành kiểm tra và phân tích lại mẫu đó:
a) Cân bằng ion, tỷ số R1
→ Tong anion (A), biểu diễn bằng đơn vị μeq/L, tính theo công thức:
A = Σ (nCAi)(μmol/L) = [Cl-] + [NO3-] + 2[SO42-] (1)
Trong đó:
- n, [CAi]: là điện tích và nồng độ của anion thứ i (tính bằng mmol/L).
→ Tổng cation (C), biểu diễn bằng đơn vị μeq/L, tính theo công thức:
C = Σ(nCCi) (μmol/L)=10(6-pH) + [Na+] + [NH4+] + [K+] + 2[Mg2+] + 2[Ca2+] (2)
Trong đó:
- n, [CCi]: là diện tích và nồng độ của cation thứ i (tính bằng mmol/L).
→ Tỷ số R1 được tính theo công thức:
R1 = 100 x (C-A)/(C+A) (%) (3)
Kết quả được chấp nhận khi giá trị R1 nằm trong phạm vi cho phép như được trình bày trong Bảng 13 dưới đây.
Bảng 13
(C+A), μeq/L | R1 (%) |
< 50 | ± 30 |
50-100 | ± 15 |
> 100 | ± 8 |
b) So sánh giá trị tính toán với giá trị đo được của độ dẫn điện, tỷ số R2
→ Độ dẫn điện có thể tính toán theo công thức sau:
ECtt (mS/m)= {349,7 x 10(6-pH) + 80,0 x 2[SO42-] + 71,4[NO3-] + 76,3[Cl-] + 73,5[NH4+] + 50,1[Na+] + 73,5[K+] + 59,5 x 2[Ca2+] + 53,0 x 2[Mg2+]}/1000 (4)
Trong đó:
- [ ]: là nồng độ các ion, tính bằng μmol/L;
- Các thừa số đứng trước nồng độ ion: là độ dẫn điện riêng của ion đó, tính bằng S.cm2/mol ở 25°C.
→ Tỉ số R2 được tính toán như sau:
R2 = 100 x (ECtt -ECdđ)/(ECtt + ECdđ) (%) (5)
Trong đó:
- ECtt: là độ dẫn điện tính toán;
- ECdđ: là độ dẫn điện đo bằng máy đo ở 25°C.
Kết quả được chấp nhận khi giá trị R2 nằm trong phạm vi cho phép như được trình bày trong Bảng 14 dưới đây.
Bảng 14
ECdđ (mS/m) | R2 (%) |
< 0,5 | ± 20 |
0,5-3 | ± 13 |
> 3 | ± 9 |
(1 mS/m = 10 μS/cm)
Khi R2 nằm ngoài phạm vi cho phép thì tiến hành đo lại, kiểm tra bằng dung dịch chuẩn hoặc phải kiểm tra lại đường tiêu chuẩn.
Khi nước mưa có giá trị pH > 6, và giá trị R1 > 0 thì phải tính đến sự có mặt ion bicacbonat (HCO3-) trong các giá trị R1, R2. Nồng độ HCO3- được tính toán theo công thức:
[HCO3-] = [H2CO3] x Ka1/[H+] (6)
Trong đó:
- Ka1: là hằng số phân ly bậc 1 của axit cacbonic.
Nồng độ CO2 trong không khí là 360 ppm, Ka1 = 10-6,35
Khi đó [HCO3-] = [H2CO3] x 10(pH-6,35) = 1,24 x 10(pH-5,35) (7)
2. Đánh giá kết quả: so sánh, đối chiếu các kết quả quan trắc đã được kiểm tra, xử lý với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.
Thông tư 24/2017/TT-BTNMT quy định kỹ thuật quan trắc môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Nguyên tắc áp dụng các phương pháp quan trắc môi trường
- Điều 4. Giải thích thuật ngữ và từ viết tắt
- Điều 5. Thông số quan trắc
- Điều 6. Tần suất và thời gian quan trắc
- Điều 7. Phương pháp quan trắc
- Điều 8. Xử lý kết quả quan trắc môi trường
- Điều 9. Thông số quan trắc
- Điều 10. Tần suất quan trắc
- Điều 11. Phương pháp quan trắc
- Điều 12. Xử lý kết quả quan trắc môi trường
- Điều 13. Thông số quan trắc
- Điều 14. Tần suất quan trắc
- Điều 15. Phương pháp quan trắc
- Điều 16. Xử lý kết quả quan trắc môi trường
- Điều 17. Thông số quan trắc
- Điều 18. Tần suất quan trắc
- Điều 19. Phương pháp quan trắc
- Điều 20. Xử lý kết quả quan trắc môi trường
- Điều 21. Thông số quan trắc
- Điều 22. Tần suất và thời gian quan trắc
- Điều 23. Phương pháp quan trắc
- Điều 24. Xử lý kết quả quan trắc môi trường
- Điều 25. Thông số quan trắc
- Điều 26. Phương pháp quan trắc
- Điều 27. Xử lý kết quả quan trắc môi trường
- Điều 28. Vị trí quan trắc
- Điều 29. Thông số quan trắc
- Điều 30. Thời gian và số lượng mẫu quan trắc
- Điều 31. Phương pháp quan trắc
- Điều 32. Xử lý kết quả quan trắc môi trường
- Điều 33. Thông số quan trắc
- Điều 34. Tần suất quan trắc
- Điều 35. Phương pháp quan trắc
- Điều 36. Xử lý kết quả quan trắc môi trường
- Điều 37. Thông số quan trắc
- Điều 38. Tần suất quan trắc
- Điều 39. Phương pháp quan trắc
- Điều 40. Xử lý kết quả quan trắc môi trường
- Điều 41. Bảo đảm chất lượng trong xác định mục tiêu của chương trình quan trắc môi trường
- Điều 42. Yêu cầu cơ bản đối với chương trình quan trắc môi trường
- Điều 43. Thiết kế chương trình quan trắc môi trường
- Điều 44. Bảo đảm chất lượng trong hoạt động quan trắc hiện trường
- Điều 45. Kiểm soát chất lượng trong hoạt động quan trắc tại hiện trường
- Điều 46. Bảo đảm chất lượng trong hoạt động phân tích môi trường
- Điều 47. Kiểm soát chất lượng trong hoạt động phân tích môi trường
- Điều 50. Yêu cầu chung đối với hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục
- Điều 51. Yêu cầu về đặc tính kỹ thuật và tính năng của hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục
- Điều 52. Bảo đảm và kiểm soát chất lượng của hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục
- Điều 53. Yêu cầu chung đối với hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục
- Điều 54. Yêu cầu về đặc tính kỹ thuật và tính năng của hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục
- Điều 55. Bảo đảm và kiểm soát chất lượng của hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục
- Điều 56. Yêu cầu đối với hệ thống nhận, truyền và quản lý dữ liệu tại cơ sở (data logger)
- Điều 57. Yêu cầu đối với hệ thống nhận, truyền và quản lý dữ liệu tại các Sở Tài nguyên và Môi trường
- Điều 58. Yêu cầu đối với hệ thống nhận, quản lý dữ liệu quan trắc môi trường tự động, liên tục tại Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường