Điều 5 Thông tư 05/2011/TT-BTNMT quy định kỹ thuật phương pháp thăm dò trọng lực mặt đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Điều 5. Tỷ lệ và nhiệm vụ của thăm dò trọng lực, yêu cầu của thăm dò trọng lực
1. Tỷ lệ và nhiệm vụ của thăm dò trọng lực:
a) Thăm dò trọng lực tỷ lệ 1:500.000 đến 1:200.000 có nhiệm vụ: phục vụ lập bản đồ địa chất, dự báo sinh khoáng, phân vùng kiến tạo của vỏ quả đất;
b) Thăm dò trọng lực tỷ lệ 1:100.000 đến 1:25.000 có nhiệm vụ: xác định các đới cấu trúc địa chất, các hệ thống đứt gãy, các thể xâm nhập, các thành tạo phun trào, trầm tích, khoanh vùng triển vọng khoáng sản;
c) Thăm dò trọng lực tỷ lệ từ 1:10.000 đến 1:2.000 có nhiệm vụ: xác định cấu trúc địa chất chi tiết, phát hiện các mỏ khoáng sản và tham gia đánh giá trữ lượng khoáng sản; phối hợp với các phương pháp địa chất, địa vật lý khác để giải quyết các nhiệm vụ địa chất công trình, địa chất thuỷ văn và tai biến địa chất;
d) Thăm dò trọng lực tỷ lệ từ 1:1.000 đến 1:200 có nhiệm vụ: đánh giá, thăm dò các mỏ khoáng sản; khảo sát địa chất công trình, địa chất thủy văn và tai biến địa chất; tìm kiếm, phát hiện các vật thể, công trình cổ bị vùi lấp.
2. Các yêu cầu trước khi tiến hành thăm dò trọng lực:
a) Thu thập, tổng hợp tham số mật độ và các tham số vật lý khác, xác định giá trị mật độ dư giữa chúng;
b) Thu thập tài liệu trắc địa, xác lập yêu cầu về độ chính xác xác định toạ độ và độ cao điểm trọng lực. Tương ứng với tỷ lệ đo vẽ trọng lực cần có bản đồ địa hình tỷ lệ lớn hơn hoặc cùng tỷ lệ đo trọng lực;
c) Khi đo vẽ trọng lực tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn nhưng không có bản đồ địa hình ở các tỷ lệ tương ứng, tuỳ thuộc yêu cầu của độ chính xác đo đạc trọng lực của dự án đặt ra để đề xuất công tác trắc địa phù hợp.
Thông tư 05/2011/TT-BTNMT quy định kỹ thuật phương pháp thăm dò trọng lực mặt đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 05/2011/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 29/01/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Linh Ngọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/03/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ, ngữ
- Điều 4. Lĩnh vực và điều kiện áp dụng phương pháp thăm dò trọng lực mặt đất
- Điều 5. Tỷ lệ và nhiệm vụ của thăm dò trọng lực, yêu cầu của thăm dò trọng lực
- Điều 6. Mạng lưới và độ chính xác đo đạc
- Điều 10. Bản thiết kế dự án
- Điều 11. Kiểm tra, nghiệm thu, thẩm định dự án
- Điều 12. Chuẩn bị tổ chức thi công
- Điều 13. Máy trọng lực
- Điều 14. Điểm tựa trọng lực và mạng lưới điểm tựa trọng lực
- Điều 15. Mạng lưới điểm thường trọng lực
- Điều 20. Tổ chức kiểm tra và nghiệm thu thực địa
- Điều 21. Trách nhiệm, nội dung công tác kiểm tra của bộ phận thi công
- Điều 22. Nhiệm vụ của Đoàn kiểm tra
- Điều 23. Yêu cầu công tác kiểm tra thực địa
- Điều 26. Các bước đánh giá chất lượng đối với mạng lưới điểm tựa trọng lực
- Điều 27. Đánh giá chất lượng đo điểm thường
- Điều 29. Công thức tính dị thường trọng lực Bughe và Fai
- Điều 30. Giá trị trường trọng lực bình thường 0 tính theo công thức HelMert được chuyển về hệ Posdam mới
- Điều 31. Đánh giá chất lượng bản đồ trọng lực
- Điều 32. Thành lập bản đồ đẳng trị, bản đồ đồ thị, đồ thị dị thường trọng lực