Mục 5 Chương 3 Thông tư 05/2011/TT-BTNMT quy định kỹ thuật phương pháp thăm dò trọng lực mặt đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Mục 5. KIỂM TRA, NGHIỆM THU THỰC ĐỊA
Điều 20. Tổ chức kiểm tra và nghiệm thu thực địa
1. Thời gian kiểm tra, nghiệm thu thực địa: Căn cứ vào kế hoạch hàng năm, khối lượng, tiến độ thực hiện các bước thi công và các yêu cầu từ thực tế thi công để tổ chức kiểm tra, nghiệm thu thực địa.
2. Bộ phận thi công phải lập báo cáo bằng văn bản về khối lượng, chất lượng các hạng mục công trình đã thi công so với dự án gửi cho cơ quan quản lý trực tiếp trước khi tổ chức kiểm tra, nghiệm thu.
3. Đoàn kiểm tra do Thủ trưởng cấp có thẩm quyền ra Quyết định thành lập, có trách nhiệm tiến hành kiểm tra các nội dung công việc theo quy định tại
Điều 21. Trách nhiệm, nội dung công tác kiểm tra của bộ phận thi công
1. Bộ phận thi công có trách nhiệm tự kiểm tra thường xuyên 90¸95% khối lượng kiểm tra của dự án.
2. Các nội dung phải kiểm tra:
a) Vị trí, toạ độ của điểm tựa, điểm thường đã thi công so với thiết kế của dự án;
b) Chất lượng đo cạnh tựa, sai số khép đa giác tựa, chất lượng toàn mạng lưới tựa;
c) Chất lượng, khối lượng đo điểm thường, đo kiểm tra;
d) Khối lượng, chất lượng các hạng mục đo trắc địa, chất lượng xác định toạ độ và độ cao điểm trọng lực;
đ) Các điểm đột biến, nghi ngờ cần kiểm tra;
e) Các điểm dị thường trọng lực;
g) Tính chính xác của việc mô tả điểm, vị trí điểm đo trọng lực từ thực địa lên bản đồ địa hình thi công.
Điều 22. Nhiệm vụ của Đoàn kiểm tra
1. Kiểm tra việc thực hiện các quy định của Thông tư này và các yêu cầu kỹ thuật của dự án.
2. Kiểm tra chất lượng tài liệu đo đạc, khối lượng các công trình kỹ thuật đã thực hiện.
3. Đánh giá sơ bộ hiệu quả địa chất, kinh tế của các công trình kỹ thuật; đề xuất giải pháp thay đổi, điều chỉnh, bổ sung (nếu thấy cần thiết).
Điều 23. Yêu cầu công tác kiểm tra thực địa
1. Yêu cầu đối với mạng lưới tựa:
a) Đo kiểm tra tất cả cạnh tựa bằng các chuyến đo khép kín độc lập;
b) Các đa giác phải được đo khép kín và đạt sai số khép quy định tại
c) Các cạnh tựa treo, tựa móc xích; sai số mạng lưới tựa sau khi cân bằng phải đảm bảo tiêu chuẩn quy định tại
2. Yêu cầu đối với mạng lưới điểm thường:
a) Khối lượng đo kiểm tra bằng 10 đến 15% tổng số điểm đo, được quy định trong dự án;
b) Mỗi chuyến đo phải có ít nhất một điểm kiểm tra độc lập, nếu không bố trí đo kiểm tra thì phải đo lặp 2 đến 3 điểm. Các điểm đo lặp không được dùng để tính sai số;
c) Các điểm kiểm tra phải phân bố tương đối đồng đều trên diện tích (hoặc trên tuyến) và trên các chuyến đo;
d) Tại mỗi dị thường trọng lực phải đo kiểm tra ít nhất 2 điểm;
đ) Các điểm đột biến đều phải đo kiểm tra trọng lực và trắc địa;
e) Khi kết quả đo kiểm tra lần thứ nhất vượt quá sai số quy định của dự án cần phải đo kiểm tra lần thứ hai để xác định chuyến đo nào sai để đo lại.
3. Đối với tài liệu trắc địa:
a) Kiểm tra, đánh giá sai số toạ độ, độ cao, sai số khép của các đa giác tựa trọng lực; toạ độ, độ cao của các điểm thường trọng lực;
b) Kiểm tra, đánh giá mật độ điểm đo thực tế thi công so với dự án.
Thông tư 05/2011/TT-BTNMT quy định kỹ thuật phương pháp thăm dò trọng lực mặt đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 05/2011/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 29/01/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Linh Ngọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/03/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ, ngữ
- Điều 4. Lĩnh vực và điều kiện áp dụng phương pháp thăm dò trọng lực mặt đất
- Điều 5. Tỷ lệ và nhiệm vụ của thăm dò trọng lực, yêu cầu của thăm dò trọng lực
- Điều 6. Mạng lưới và độ chính xác đo đạc
- Điều 10. Bản thiết kế dự án
- Điều 11. Kiểm tra, nghiệm thu, thẩm định dự án
- Điều 12. Chuẩn bị tổ chức thi công
- Điều 13. Máy trọng lực
- Điều 14. Điểm tựa trọng lực và mạng lưới điểm tựa trọng lực
- Điều 15. Mạng lưới điểm thường trọng lực
- Điều 20. Tổ chức kiểm tra và nghiệm thu thực địa
- Điều 21. Trách nhiệm, nội dung công tác kiểm tra của bộ phận thi công
- Điều 22. Nhiệm vụ của Đoàn kiểm tra
- Điều 23. Yêu cầu công tác kiểm tra thực địa
- Điều 26. Các bước đánh giá chất lượng đối với mạng lưới điểm tựa trọng lực
- Điều 27. Đánh giá chất lượng đo điểm thường
- Điều 29. Công thức tính dị thường trọng lực Bughe và Fai
- Điều 30. Giá trị trường trọng lực bình thường 0 tính theo công thức HelMert được chuyển về hệ Posdam mới
- Điều 31. Đánh giá chất lượng bản đồ trọng lực
- Điều 32. Thành lập bản đồ đẳng trị, bản đồ đồ thị, đồ thị dị thường trọng lực